Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 17 Việt Nam đầu thế kỉ XIX
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 17 Việt Nam đầu thế kỉ XIX sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 17: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
“... Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".
(Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.12, 13
Dưới đây có một số nhận định như sau:
a) Nguyễn Tất Thành lựa chọn con đường bạo lực ngay từ đầu để giành độc lập cho dân tộc.
b) Câu “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” nói về hoạt động tìm đường cứu nước của Phan Châu Trinh.
c) Người phát biểu ý kiến muốn ra nước ngoài học hỏi, rồi trở về giúp đỡ đồng bào là Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này).
d) Cụ Phan Bội Châu đặt hy vọng vào Nhật Bản, mong muốn Nhật giúp đỡ Việt Nam chống lại thực dân Pháp.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm thay đổi và phân hóa cơ cấu xã hội Việt Nam. Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành địa chủ lớn, vừa và nhỏ. Nông dân vẫn chiếm đa số nhưng sống nghèo khổ, nhiều người phải rời quê lên thành thị kiếm sống hoặc làm công nhân. Bên cạnh đó, tầng lớp xã hội mới như tiểu tư sản, học sinh, sinh viên bắt đầu xuất hiện. Giai cấp công nhân cũng ra đời với số lượng ngày càng tăng, tập trung tại các cơ sở kinh tế quan trọng của Pháp.”
Trong buổi thảo luận về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Phps, các bạn học sinh đưa ra một số nhận định như sau:
a) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến ở Việt Nam trở nên đồng nhất, không có sự phân hóa.
b) Sự ra đời của giai cấp công nhân ở Việt Nam chủ yếu gắn liền với các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp.
c) Tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên xuất hiện trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
d) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã giúp nông dân Việt Nam có cuộc sống no đủ và ổn định hơn nhờ các chính sách hỗ trợ từ chính quyền thực dân.
Câu 3: Cho bảng thông tin:

Khi thảo luận về một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm nhiều công việc khác nhau vừa để kiếm sống, vừa để tìm hiểu tình hình thực tiễn tại các quốc gia mà ông đến.
b) Từ năm 1911 đến 1917, Nguyễn Tất Thành chỉ dừng chân tại các nước châu Âu, không có cơ hội đến các châu lục khác để tìm hiểu thực tiễn.
c) Khi ở Pháp, Nguyễn Tất Thành chỉ tập trung vào hoạt động văn hóa, không tham gia các phong trào chính trị hay công nhân.
d) Nguyễn Tất Thành đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình tìm đường cứu nước, đặc biệt là về phong trào công nhân và cách mạng thế giới.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 17 Việt Nam đầu thế kỉ XIX