Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 chân trời Bài 16: Nhật Bản

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 16: Nhật Bản sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

BÀI 16: NHẬT BẢN

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:

a) Về chính trị, Duy tân Minh Trị đã xóa bỏ tình trạng cát cứ và ban hành Hiến pháp năm 1889.

b) Về kinh tế, chính phủ thống nhất tiền tệ, cấm mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

c) Cuộc Duy tân Minh Trị tập trung chủ yếu vào quân sự và bỏ qua cải cách giáo dục.

d) Về quân sự, Nhật Bản tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ thay cho trưng binh.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản: 

a) Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

b) Ra đời các công ti độc quyền.

c) Dẫn đến sự hình thành của các lãnh địa phong kiến.

d) Dẫn đến sự hình thành của tổ chức quân sự NATO.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản:

a) Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.

b) Đưa Nhật Bản phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

c) Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản.

d) Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Đáp án:

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực quân sự:

a) Học tập cách tổ chức quân đội từ Trung Quốc.

b) Huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

c) Bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự.

d) Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí…

Đáp án:

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) mang lại kết quả cho Nhật Bản là:

a) Đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.

b) Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa.

c) Thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh trên con đường xã hội chủ nghĩa .

d) Tạo điều kiện để Nhật Bản giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ nền độc lập.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế:

a) Thống nhất tiền tệ và thị trường.

b) Cho phép mua bán ruộng đất.

c) Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.

d) Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Đáp án:

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế:

a) Thống nhất tiền tệ và thị trường.

b) Cho phép mua bán ruộng đất.

c) Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.

d) Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Đáp án:

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục:

a) Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc;

b) Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật;

c) Tổ chức các kì thi Hội, Hương, Đình để tuyển chọn nhân tài.

d) Người đỗ đầu được gọi là trạng nguyên.

Đáp án:

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:

a) Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

b) Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.

c) Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, bỏ qua các ngành nông nghiệp và dịch vụ.

d) Giữ nguyên mô hình tổ chức xã hội cũ để đảm bảo tính ổn định và trật tự.

Đáp án:

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:

a) Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

b) Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.

c) Đầu tư nhiều nhất vào quốc phòng an ninh.

d) Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đáp án:

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay