Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 chân trời bài 23: Quang hợp ở thực vật

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 chân trời bài 23: Quang hợp ở thực vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

Câu 1: Quang hợp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành chất hữu cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh vật tự dưỡng và toàn bộ chuỗi thức ăn. Đồng thời, nó giúp duy trì cân bằng khí quyển bằng cách hấp thụ CO2 và giải phóng O2, hỗ trợ sự sống của sinh vật hiếu khí. Ngoài ra, quang hợp còn góp phần vào chu trình carbon và điều hòa khí hậu. Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về vai trò của quang hợp:

a) Cung cấp khí oxygen cho sinh vật.

b) Tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

c) Điều hòa khí hậu.

d) Cung cấp khí hydrogen cho sinh vật.

Câu 2: Quan sát phương trình quang hợp, các phát biểu sau là đúng hay sai:

Tech12h

a) Phải có ánh sáng thì quang hợp mới diễn ra.

b) Quang hợp tạo ra sản phẩm là peptide và oxygen.

c) Lá cây là nơi diễn ra quá trình quang hợp.

d) Cây xanh có thể góp phần điều hòa nồng độ các chất trong không khí

Câu 3: Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ CO₂ và nước nhờ ánh sáng mặt trời và diệp lục, cung cấp năng lượng cho cây và sinh vật khác trong chuỗi thức ăn. Diệp lục hấp thụ chủ yếu ánh sáng xanh tím và đỏ, phản xạ ánh sáng xanh lục. Gân lá có vai trò dẫn truyền nước, khoáng, sản phẩm quang hợp. Lá cây dưới nước thường mỏng, ít mô dày và hệ mạch dẫn kém phát triển, thích nghi với môi trường sống trong nước. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về quang hợp ở thực vật?

a) Đối với cơ thể thực vật, quang hợp cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

b) Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục chỉ hấp thụ tia sáng màu xanh lục.

c) Lá cây dưới nước có hệ mạch dẫn dày để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.

d) Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.

Câu 4: Lá cây bị tiêu biến là hiện tượng lá phát triển kém hoặc mất đi để thích nghi với môi trường sống. Ví dụ, cây xương rồng có lá tiêu biến thành gai, giúp giảm thoát hơi nước trong môi trường khô hạn. Ở một số loài ký sinh như tơ hồng, lá bị tiêu biến do không cần quang hợp, thay vào đó hút dinh dưỡng từ cây chủ.  Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Trong môi trường khô hạn, lá cây sẽ bị tiêu biến để giảm thoát hơi nước.

b) Lá là bộ phận duy nhất thực hiện chức năng quang hợp.

c) Lá cây bị tiêu biến vẫn có thể thực hiện chức năng quang hợp.

d) Ở những cây có lá bị tiêu biến, quang hợp sẽ diễn ra ở thân hoặc cành.

Câu 5: Hình dưới là đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp ở cây trồng. Quan sát đồ thị và cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

Tech12h

a) Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 25oC đến 35oC.

b) Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ.

c) Trong điều kiện thuận lợi, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp ở thực vật giảm dần.

d) Cường độ quang hợp ít bị chi phối bởi nhiệt độ mà phụ thuộc nhiều vào nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng.

Câu 6: Quan sát hình ảnh mô tả quang hợp ở thực vật và cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Nguyên liệu của quang hợp là nước và oxygen.

b) Quang hợp vẫn có thể xảy ra khi không có ánh sáng mặt trời.

c) Quang hợp tạo ra đường đơn và oxygen.

d) Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây, trong bào quan quang hợp là lục lạp. 

Câu 7: Hình dưới là đồ thị mô tả ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 ngoài môi trường đến quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu. Quan sát đồ thị và cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

Tech12h

a) Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.

b) Nồng độ CO2 tăng sẽ dẫn tới cường độ quang hợp cũng tăng.

c) Khi nồng độ CO2 ở mức 0,15%, cường độ quang hợp của cây đậu cao hơn cây bí đỏ.

d) Nếu nồng độ khí carbon dioxide tăng quá cao, cây có thể chết vì bị ngộ độc.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 23: Quang hợp ở thực vật (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 7 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay