Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 chân trời Bài 33: tập tính ở động vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 chân trời Bài 33: tập tính ở động vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:
Các nhận định nào đúng?
a) Chó có thói quen tiết nước bọt trước khi ăn.
b) Tiếng chuông gây cảm giác nguy hiểm nên chó không tiết nước bọt.
c) Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do hành vi quen nhờn.
d) Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hình thành trong thần kinh trung ương.
Câu 2: Tập tính của động vật là những phản ứng đặc trưng giúp chúng thích nghi với môi trường sống, bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tập tính bẩm sinh là những hành vi có sẵn do di truyền, như chim di cư hay nhện giăng tơ. Trong khi đó, tập tính học được hình thành qua quá trình sống, điển hình như in vết ở chim non, điều kiện hóa ở chó, hay học khôn ở linh trưởng. Nhờ vào tập tính, động vật có thể tìm kiếm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì sự sinh tồn. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về tập tính của động vật?
a) Tập tính học được là tập tính đặc trưng cho loài đó.
b) Mỗi loài có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau.
c) Tập tính sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác.
d) Tập tính kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật.
Câu 3: Hình dưới là tập tính kiếm ăn ở báo, trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Phần lớn là các tập tính học được.
b) Đối với các động vật ăn thịt có tập tính rình mồi và vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công.
c) Đối với con mồi có tập tính lần trốn chạy hoặc tự vệ.
d) Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Câu 4: Tập tính bẩm sinh là những hành vi có sẵn ở động vật, được di truyền qua các thế hệ và không cần học hỏi. Chúng giúp động vật thích nghi với môi trường sống ngay từ khi sinh ra. Ví dụ, nhện tự động giăng tơ, cá hồi bơi ngược dòng về nơi sinh để đẻ trứng, hay chim non há miệng đòi ăn khi thấy mẹ. Tập tính này giúp động vật sinh tồn và duy trì nòi giống một cách hiệu quả. Khi nói về đặc điểm của tập tính bẩm sinh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
b) Rất bền vững và không thay đổi.
c) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
d) Do kiểu gene quy định.
Câu 5: Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
b) Tập tính học được là tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
c) Tập tính quen nhờn là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
d) Tập tính vị tha là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn.
Câu 6: Cho các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Phần lớn tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.
b) Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện, giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng thì đó là hình thức học ngầm.
c) Kiểu liên kết giữa một hành vi với một phần thưởng mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này thì đó là hình thức điều kiện hoá hành động.
d) Khi di cư, động vật sống dưới nước như cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng từ trường trái đất.
Câu 7: Tập tính bẩm sinh là hành vi có sẵn, di truyền qua các thế hệ, không cần học hỏi, ví dụ như nhện giăng tơ, chim non há miệng đòi ăn. Tập tính học được hình thành qua quá trình sống, nhờ rèn luyện và kinh nghiệm, ví dụ như chó biết làm theo lệnh hoặc chim sáo học hót. Khi nói về sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, còn cơ sở thần kinh của tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện.
b) Tập tính bẩm sinh không di truyền, còn tập tính học được dễ mất đi.
c) Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài, còn tập tính học được mang tính cá thể.
d) Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 33: Tập tính ở động vật ( 2 tiết)