Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 chân trời Bài 37: sinh sản ở sinh vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 chân trời Bài 37: sinh sản ở sinh vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Quan sát hình sau, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành hạt?
a) Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
b) Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
c) Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
d) Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
Câu 2: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính là hai hình thức sinh sản phổ biến ở sinh vật. Sinh sản vô tính chỉ cần một cá thể mẹ, con sinh ra giống hệt mẹ và thường gặp ở vi khuẩn, thủy tức, thực vật sinh sản sinh dưỡng. Quá trình này diễn ra nhanh, tạo ra nhiều con nhưng ít đa dạng di truyền, kém thích nghi với môi trường thay đổi. Ngược lại, sinh sản hữu tính có sự kết hợp của hai cá thể bố mẹ, tạo ra con có biến dị di truyền, giúp thích nghi tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm hơn và cần nhiều năng lượng hơn. Khi nói đến sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật. Đặc điểm nào sau đây đúng?
a) Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
b) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
c) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
d) Là hình thức sinh sản ít phổ biến.
Câu 3: Hình dưới mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về quá trình này?
a) Quá trình A là quá trình thụ phấn chéo, quá trình B là tự thụ phấn.
b) Quá trình A có thể làm giống thoái hóa qua nhiều thế hệ.
c) Quá trình B nhờ sự hỗ trợ của các loài như ong, bướm hoặc tác động của gió.
d) Quá trình A có thể tạo ra các giống mới có các phẩm chất tốt hơn so với giống ban đầu.
Câu 4: Hình dưới mô tả quá trình thụ phấn nhờ côn trùng của một loài thực vật, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về quá trình này?
a) Ở hình bên số (1) mô tả bao phấn, số (3) mô tả núm nhụy, số (4) mô tả hạt phấn.
b) Quá trình (2) gọi là quá trình thụ phấn nhờ côn trùng.
c) Quá trình thụ phấn có hiệu quả thấp vì con ong chỉ hút mật các cây cùng loài.
d) Nếu quần thể ong bị sụt giảm số lượng thì không ảnh hưởng gì đến quá trình thụ phấn của loài thực vật này.
Câu 5: Động vật có hai hình thức sinh sản chính: sinh sản vô tính (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) và sinh sản hữu tính (thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con). Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về hình thức sinh sản ở động vật?
a) Giun đất là động vật lưỡng tính chi sinh sản bằng tự phối.
b) Những người có tuyến yên không phát triển thường không có khả năng sinh con.
c) Đẻ trứng thai được xem là hình thức trung gian của đẻ trứng và đẻ con.
d) Trong các hình thức sinh sản vô tính ở động vật thì trinh sinh là hình thức tiến hóa nhất.
Câu 6: Quan sát hình sau, khi nói đến quá trình sinh trứng và quá trình sinh tinh, phát biểu nào sau đây đúng?
a) Quá trình sản sinh trứng diễn ra theo chu kì, còn tinh trùng được tạo ra liên tục.
b) Số lượng trứng sinh ra qua phân bào giảm nhiễm ít hơn so với tinh trùng.
c) Tinh trùng có thể được sản sinh suốt đời, còn trứng chỉ được tạo ra trong thời gian nhất định (ở độ tuổi sinh sản).
d) Tinh trùng và trứng được sản sinh không liên quan đến đặc điểm sinh lý cơ thể.
Câu 7: Cơ chế điều hòa sinh tinh chịu sự kiểm soát của các hormone theo cơ chế liên hệ ngược. Vùng dưới đồi tiết hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. FSH kích thích tế bào Sertoli hỗ trợ quá trình sinh tinh, còn LH kích thích tế bào Leydig sản xuất testosterone, hormone quan trọng trong sinh tinh. Khi nồng độ testosterone cao, nó sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, giúp duy trì sự cân bằng hormone. Hệ nội tiết, đặc biệt là vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa sinh sản nam giới. Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?
a) Cơ chế điều hòa sinh tinh được kiểm soát nhờ liên hệ ngược.
b) Các hormone do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn, kích thích sinh tinh.
c) Hệ sinh dục đóng vai trò chủ yếu trong điều hòa sinh sản.
d) Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, khi nồng độ testosterone trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH, LH.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần sinh học bài 37: Sinh sản ở sinh vật (5 tiết)