Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 chân trời Bài 32: cảm ứng ở sinh vật

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 chân trời Bài 32: cảm ứng ở sinh vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

Câu 1: Hướng hóa ở thực vật là phản ứng sinh trưởng có hướng của cây trước tác nhân hóa học, như rễ cây hướng hóa dương về nơi có dinh dưỡng và tránh xa chất độc hại (hướng hóa âm). Khi nói đến tính hướng hóa ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

a) Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các chất hóa học.

b) Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng.

c) Hướng hóa âm là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất.

d) Hướng hóa dương khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng với kích thích từ môi trường, giúp sinh vật thích nghi và tồn tại. Ở thực vật, cảm ứng gồm hướng động và ứng động, còn ở động vật, cảm ứng thể hiện qua phản xạ và hành vi. Khi nói về cảm ứng ở sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

a) Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

b) Cảm ứng của thực vật thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.

c) Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

d) Mức độ, tính chính xác, hình thức cảm ứng ở động vật thay đổi tuỳ thuộc vào thụ thể tiếp nhận kích thích.

Câu 3: Hướng nước ở thực vật là phản ứng sinh trưởng của rễ cây trước nguồn nước, trong đó rễ hướng nước dương mọc về phía có nước để tăng khả năng hấp thụ, giúp cây sinh trưởng tốt. Khi nói đến tính hướng nước ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

a) Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

b) Giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.

c) Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

d) Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía ngược lại.

Câu 4: Vận động khép lá và xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ là những phản ứng của thực vật trước các kích thích môi trường. Ở cây phượng, lá xòe ra vào ban ngày để quang hợp và khép lại vào ban đêm nhằm giảm thoát hơi nước, hiện tượng này do sự thay đổi áp suất trong tế bào mô khép. Trong khi đó, cây trinh nữ có phản ứng nhanh hơn khi lá cụp lại ngay sau khi bị chạm vào. Sự thay đổi này là do tế bào mô phình mất nước, làm lá cụp xuống để bảo vệ cây khỏi tác động xấu từ bên ngoài. Khi phân biệt vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ, phát biểu nào sau đây đúng?

a) Ở cây trinh nữ là ứng động sinh trưởng, còn cây phượng là ứng động không sinh trưởng.

b) Ở cây trinh nữ do tác động hóa học, còn cây phượng là do tác động của ánh sáng.

c) Ở cây trinh nữ do sự thay đổi sức trương nước của tế bào ở cuống lá, còn cây phượng là do sự sinh trưởng mặt trên và dưới không đều.

d) Phản ứng khép lá của cây trinh nữ nhanh hơn phản ứng khép lá ở cây phượng.

Câu 5: Hướng tiếp xúc ở thực vật là kiểu hướng động mà cây phản ứng với kích thích cơ học, như khi tua cuốn của cây leo uốn cong và bám vào giá đỡ. Hiện tượng này giúp cây leo vươn cao để nhận được nhiều ánh sáng hơn, hỗ trợ sự phát triển và sinh trưởng. Khi nói đến hướng tiếp xúc của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

a) Các dạng tua cuốn của mướp, bầu, bí thuộc loại hướng động âm.

b) Hướng động tiếp xúc của các loài cây dây leo bám vào giá thể và vươn lên trên, hướng đến nguồn ánh sáng.

c) Các dây leo sống trong các khu rừng rậm, sống trên các cành trụ và vươn đến nguồn sáng phía trên.

d) Hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng lớn lên.

Câu 6: Hướng động ở thực vật là phản ứng sinh trưởng theo hướng của tác nhân kích thích như ánh sáng (hướng quang), trọng lực (hướng trọng), nước (hướng thủy), hóa chất (hướng hóa) và tiếp xúc (hướng tiếp xúc). Khi nói đến hướng động ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

a) Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. 

b) Hướng động giúp cho cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. 

c) Hướng động âm là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. 

d) Hướng động dương là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích. 

Câu 7: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và cỏ về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ. Phát biểu nào sau đây đúng?

a) Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.

b) Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.

c) Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.

d) Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 7 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay