Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 chân trời Bài 30: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 chân trời Bài 30: trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1. Xét các nhận định sau về sự dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật, hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Bệnh giun sán có thể đến từ nguyên nhân do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc vệ sinh môi trường không tốt.
b) Ống tiêu hóa không có nhiều ưu điểm hơn so với túi tiêu hóa.
c) Hình thức tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào thường xảy ra ở động vật đơn bào.
d) Sử dụng kháng sinh đúng liều là nguyên nhân tiêu chảy hàng đầu.
Câu 2. Khi nói đến tiêu hóa của gà, xét các nhận định sau, hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Có dạ dày đơn và chia thành 2 ngăn.
b) Gồm có hai loại dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
c) Dạ dày cơ giúp đỡ tiêu hóa cơ học, dạ dày tuyến giúp tiêu hóa hóa học ở gà.
d) Thức ăn được nghiền nhỏ và được hấp thụ ở ruột.
Câu 3: Xét các nhận định sau về việc trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường acid) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm), hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai?
a) pH cao giúp tiêu hóa các chất ưa base, pH thấp giúp tiêu hóa các chất ưa acid.
b) pH thấp có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật kí sinh ưa base.
c) Mỗi loại chất chỉ được tiêu hóa ở một vùng nhất định.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzyme đặc trưng ở khu vực đó.
Câu 4: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, xét các nhận định sau đây, hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Lysosome là bào quan giúp tiêu hóa ngoại bào.
b) Trong ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học.
c) Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào đều có quá trình tiêu hóa hóa học của các enzyme tiêu hóa.
d) Trong túi tiêu hóa, thức ăn được đưa vào và chất thải được đưa ra qua miệng.
Câu 5: Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
a) Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.
b) Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.
c) Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.
d) Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.
Câu 6: Dưới đây là hình ảnh về răng, xương sọ và dạng ống tiêu hóa của 3 loài thú.
Quan sát hình ảnh và xét các nhận định sau, hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Ống tiêu hóa dạng A là ống tiêu hóa của loài 3.
b) Ống tiêu hóa dạng B là ống tiêu hóa của loài 1.
c) Ống tiêu hóa dạng C là ống tiêu hóa của loài 2.
d) Nếu sử dụng thuốc kháng sinh, hoạt động tiêu hóa của loài 2 sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Câu 7: Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú, phát biểu nào sau đây đúng?
a) Dạ dày (I) là một túi lớn chứa lấy thức ăn, biến đổi cơ học và hóa học.
b) Ruột non (II) ở thú ăn thịt, ngắn, nơi tiêu hóa chủ yếu là hóa học.
c) Ruột tịt (III) là nơi tiêu hóa sinh học, vì có chứa nhiều vi sinh vật phân giải cellulose.
d) Ruột già (IV) nơi chứa chất thải bã và tái hấp thụ nước.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (5 tiết)