Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 11 kết nối Bài 17: Khái niệm điện trường
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 11 Bài 17: Khái niệm điện trường sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
BÀI 17. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường giảm 2 lần.
b) Vecto cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
c) Nếu tại một điểm có hai điện trường thành phần gây bởi hai điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên đường nối hai điện tích.
d) Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc độ lớn điện tích đó.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng hướng của tổng 2 vecto cường độ điện trường thành phần.
b) Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
c) Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
d) Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ, điện tích sẽ chuyển động vuông góc với đường sức điện trường.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Cho hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B, và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương trùng với đường trung trực của AB.
b) Cho hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B, và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là trung điểm của AB.
c) Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ, điện tích sẽ chuyển động vuông góc với đường sức điện trường.
d) Tính chất của các đường sức điện là các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Đáp án:
Câu 4: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = -2.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn 10 cm trong không khí.ư
a) Cường độ điện trường tại điểm O là trung điểm của AB có giá trị là 144000 V/m.
b) Cường độ điện trường tại điểm M với MA = 8 cm và MB = 6 cm có giá trị là 57000 V/m.
c) Lực tĩnh điện tác dụng lên điện tích q0 = + 2.10-6 C đặt tại điểm O là 0,288 N.
d) Cường độ điện trường tại điểm N đạt giá trị cực đại khi nằm trên đường trung trực của AB nếu cách AB một đoạn là 1 cm.
Đáp án:
Câu 5: Đặt hai điện tích q1 = q2 = 4.10-8 tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 4cm.
a) Cường độ điện trường tại điểm M với MA = 1cm, MB = 3cm là 32.105 V/m.
b) Cường độ điện trường tại điểm N với N nằm trên đường trung trực của AB và cách AB là 2 cm là 64.104 V/m.
c) Cường độ điện trường tại P với P nhìn đoạn AB dưới một góc vuông và là 9,6.105 V/m.
d) Để cường độ điện trường triệt tiêu thì điểm H phải là trung điểm của AB.
Đáp án:
Câu 6: Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E.
a) Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là 2,25 E.
b) Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì đoạn ON = 3 OM.
c) Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì đoạn MN = OM.
d) Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là .
Đáp án:
Câu 7: Hai điện tích điểm q1 = 3.10-7C, q2 = 3.10-8 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không AB = 9cm.
a) Cường độ điện trường do q1 gây ra tại điểm C cách A 6cm là 7,5.105 V/m.
b) Cường độ điện trường do q2 gây ra tại điểm C cách B 3 cm là 4,5.105 V/m.
c) Cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại F cách B 3cm có chiều từ A đến C.
d) Nếu đặt q3 tại C, q3 = 3.105 thì lực tác dụng lên q3 có độ lớn là 13, 5N.
Đáp án:
=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 17: Khái niệm điện trường