Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì

A. Sử học nghiên cứu lích sử của tất cả các ngành khoa học khác.

B. Sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu lịch sử.

C. Sử dụng các ngành khoa học khác nghiên cứu một vấn đề.

D. Các ngành khoa học khác hỗ trợ thông tin cho nghiên cứu lịch sử.

 

Câu 2: Quan hệ sử học với các ngành khoa học xa hội nhân văn là mối quan hệ tương tác mấy chiều?

A. Một chiều

B. Hai chiều

C. Ba chiều

D. Bốn chiều

 

 

 

Câu 3: Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học là

A. Bồi dưỡng giáo dục nhân cách con người.

B. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại, và dự báo sự vận động phát triển.

C. Giúp nhận ra được sự kì diệu của tự nhiên.

D. Làm sáng tỏ được quá trình phát sinh, phát triển và tác động trong văn minh nhân loại.

 

Câu 4: Ngành nào thuộc ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Triết học.

B. Toán học

C. Kiến trúc

D. Khảo cổ học

 

Câu 5:  Hai chức năng cơ bản của Sử học là

 

A. chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. chức năng chính trị và chức năng xã hội.

C. chức năng chính trị và chức năng kinh tế.

D. chức năng khoa học và chức năng kinh tế.

 

Câu 6. Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

A. Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học,...

B. Văn học, Triết học, Tâm li học.

C. Toán học, Hoá học, Vật lí.

D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

 

Câu 7: Sử học có vai trò gì với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Lịch sử còn là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống. 

B. Lịch sử giúp cho các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. 

C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)

D. Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành. 

 

Câu 8: Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho

A. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết. 

B. Giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước.

C. Các nhà khoa học đi sau kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. 

D. Tất cả các đáp án trên. 

 

Câu 9: Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác không thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện nào?

A. Phương tiện tri thức

B. Kết quả nghiên cứu

C. Chủ quan

D. Thành tựu

 

Câu 10: Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện

A. chủ quan.

B. thúc đẩy sử phát triển.

C. nhận thức.

D. tri thức.

 

Câu 11: Địa lí tự nhiên là ngành

A. cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình khí hậu tài nguyên,…

B. cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về qua strinhf làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

C. với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,…được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận.

D. hỗ trợ nhà sử học khai thác sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

 

Câu 12: Thiên văn học là ngành

A. cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình khí hậu tài nguyên,…

B. cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về qua strinhf làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

C. với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,…được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận.

D. hỗ trợ nhà sử học khai thác sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

 

Câu 13: Toán là ngành

A. cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình khí hậu tài nguyên,…

B. cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về qua strinhf làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

C. với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,…được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận.

D. hỗ trợ nhà sử học khai thác sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

 

Câu 14: Ở trường học ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử?

A. Bài giảng điện tử

B. Tranh ảnh giấy

C. Sách vở

D. Lời kể

 

Câu 15: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.

B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.

C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.

D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

 

Câu 16: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

A. Thực tại ảo.

B. Công nghệ viễn thám.

C. Sinh học.

D. Trí tuệ nhân tạo.

 

Câu 17: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.

B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.

C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

 

Câu 18: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.

B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.

C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.

D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

 

Câu 19: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

A. toàn diện, cụ thể và chính xác.

B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.

C. cụ thể và đơn giản.

D. đơn giản và hiệu quả.

 

Câu 20:  Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

A. Sự sáng tạo.

B. Tính kỉ luật.

C. Tính cộng đồng.

D. Sự liên kết.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?

A. Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chỉ phối các môn khoa học khác.

B. Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.

C. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.

D. Cần ứng dụng thành tựu của khoa học — công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

 

Câu 2: Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?  

A. Tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. 

B. Tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. 

C. Tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. 

D. Tìm hiểu một cách sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. 

 

Câu 3: Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra vì:

A. Phụ thuộc vào nhu cầu năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

B. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.

C. Phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.

B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.

C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.

D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

 

Câu 5: Ý nào không đúng về vai trò của Sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?

A. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.

B. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành/vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.

C. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hoá học. 

D. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành. 

 

Câu 6: Ý nào không phù hợp về tác dụng của việc tái hiện lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Giúp làm rõ các vấn đề thuộc các ngành đó đã từng được đặt ra và giải quyết như thế nào.

B. Giúp các nhà khoa học không lặp lại sai lầm của những người đi trước.

C. Giúp các nhà khoa học có thể kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của những người đi trước.

D. Đưa đến sự ra đời của nhiều phát minh mới.

 

Câu 7:  Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.

B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.

C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.

 

Câu 8: Tại sao sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?

A. Có đối tượng nghiên cứu rộng.

B. Sử dụng các tri thức khác nhau để nghiên cứu, tìm hiểu.

C. Có khả năng liên kết các ngành khoa học với nhau.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 9 : Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?

A. Để nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

B. Để lịch sử thú vị hơn.

C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn.

D. Để làm ra sự thật lịch sử

 

Câu 10: Sử học cung cấp những thông tin gì cho ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển.

C. Dự báo xu hướng, vận động phát triển của các ngành khoa học này.

D. Tất cả đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để có được thông tin trong các tư liệu 2 sau đây, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào?  

A. Phương pháp đo đồng vị phóng xạ

B. Phương pháp di chuyển đồng vị phóng xạ

C. Phương pháp thống kê

D. Phương pháp liệt kê

 

Câu 2: Để có được thông tin trong các tư liệu 3 sau đây, các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? 

 A. Phương pháp mô tả

 B. Phương pháp nghiên cứu khoa học

 C. Thu thập và xử lý số liệu

 D. Phương pháp thống kê

 

Câu 3: Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử?

A. Nâng cao hứng thú và động lực học tập.

B. Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.

C. Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 4: Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về Di sản trình UNESCOcho quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) không cần gì?

A. Nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử văn hóa.

B. Địa chất địa mạo.

C. Vị trí địa lí.

D. Giá trị thẩm mĩ.

 

Câu 5: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

A. Tìm kiếm tài liệu qua sách báo giấy.

B. Hỏi chuyện người lớn.

C. Truy cập internet tìm kiếm tài liệu, hình ảnh.

D. Trải nghiệm thực tế.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khi nào Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được công nhân là Di sản văn hóa Thế giới?

A. Ngày 31/07/2010

B. Ngày 31/07/2009

C. Ngày 30/07/2009

D. Ngày 30/07/2010

 

Câu 2: Khi nào Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO ghi danh Chi-chen I-ít-da vào danh mục Di sản văn hóa Thế giới?

A. Năm 1996

B. Năm 1997

C. Năm 1998

D. Năm 1999

 

Câu 3: Để làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Sử học đã khai thác các ngành khoa học nào?

A. Khảo cổ học

B. Toán học

C. Sinh học.

D. Triết học

 

Câu 4: Cấu trúc tiền sử lớn nhất Anh cách đây bao nhiêu năm?

A. 2500 năm

B. 3500 năm

C. 4500 năm

D. 5500 năm

 

Câu 5: Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.

B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.

C. Văn học, Tâm lí học, Nhân học.

D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay