Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời Bài 6: văn minh ai cập cổ đại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: văn minh ai cập cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

1. NHẬN BIẾT (21 câu)

Câu 1: Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là

A. Ba Tư.

B. Ai Cập.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 2: Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.

B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.

C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây?

A. Thương nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Đánh bắt cá.

Câu 4: Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là

A. làm công tác thuỷ lợi.

B. chống ngoại xâm.

C. phát triển thủ công nghiệp.

D. phát triển thương nghiệp. 

Câu 5: Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm:

A. vua, quan lại, nông dân lĩnh canh.

B. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

C. vua, nông dân tự canh, nô lệ.

D. quý tộc, bình dân, nô lệ.

Câu 6: Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

A. Quý tộc.

B. Nông dân Công xã.

C. Nô lệ.

D. Nông nô.

Câu 7: Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước

A. chuyên chế tập quyền.

B. chuyên chế tản quyền.

C. chiếm hữu nô lệ.

D. dân chủ cổ đại.

Câu 8: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là ai?

A. Quý tộc.

B. Pha-ra-ông (Pharaoh).

C. Chấp chính quan.

D. Tù trưởng.

Câu 9: Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thị tộc.

B. Bộ lạc.

C. Công xã nguyên thuỷ.

D. Liên minh công xã.

Câu 10: Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu

A. quản lí hành chính.

B. ghi chép và lưu trữ tri thức.

C. trao đổi buôn bán.

D. đo đạc, phân chia ruộng đất.

Câu 11: Việc ra đời chữ viết có ý nghĩa gì?

A. Phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại.

B. Phát triển kinh tế, biểu hiện đầu tiên cơ bản của văn minh trí tuệ.

C. Ghi chép lại những kinh nghiệm của con người về đời sống.

D. Ghi chép lại hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội.

Câu 12: Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?

A. Lụạ.

B. Thẻ tre, trúc.

C. Đất sét.

D. Giấy pa-pi-rút (papyrus).

Câu 13: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.

B. Sông Hằng.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Nin.

Câu 14: Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Tây Âu.

B. Tây Nam Á.

C. Đông Bắc châu Phi.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 15: Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là

A. các bộ lạc Su-mét.

B. các bộ lạc Li-bi.

C. các bộ tộc Ha-mít.

D. các bộ tộc A-rập.

Câu 16: Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa quý tộc.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 17: Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

A. Trị thủy, làm thủy lợi.

B. Thống nhất lãnh thổ.

C. Chống giặc ngoại xâm.

D. Mở rộng buôn bán.

Câu 18: Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là

A. tục ướp xác.

B. tục hỏa táng.

C. tục mộc táng.

D. tục thủy táng.

Câu 19: Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Sùng bái đạo Nho.

B. Sùng bái tự nhiên.

C. Sùng bái đạo Phật.

D. Sùng bái Ki-tô giáo.

Câu 20: Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là

A. kim tự tháp.

B. chùa hang.

C. nhà thờ.

D. cung điện.

Câu 21: Chữ tượng hình là

A. Hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa, được viết thành hàng hoặc cột.

B. Hệ thống chữ viết mà trong đó, mỗi một ký hiệu văn tự tương ứng với một âm vị

C. Là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái giống chữ Latinh.

D. Là hệ thống chữ viết do mỗi người Ai Cập sáng tạo ra.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển.

B. Cư dân sống tập trung trên đồng bằng ven biển.

C. Cư dân sống phân tán, cần phải liên kết với nhau để sản xuất.

D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cần phải liên kết với nhau.

Câu 2: Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.

C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.

D. Cúng tế các vị thần linh.

Câu 3: Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?

A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.

B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.

C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.

D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Sản xuất công nghiệp.

B. Trồng trọt lương thực.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Buôn bán với bên ngoài.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.

C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

Câu 6: Ý nào dưới đây là nhận đinh của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt?

A. Ai cập là một trong những cường quốc thời cổ đại.

B. Ai cập là một trong những cái nôi văn hóa lâu đời trên thế giới.

C. Ai cập xinh đẹp và bí ẩn.

D. Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là con đường thương phẩm.

B. Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

C. Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là con sông chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

D. Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là một trong những con sông chảy qua Ai Cập.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.

B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.

C. Trồng cây cao su.

D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

Câu 9: Ý nào dưới đây là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Trồng các cây nho, ô liu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các xưởng thủ công sản xuất rượu nho và ép dầu.

B. Trồng các cây công nghiệp như Cao su.

C. Phát triển của ngành khai khoáng đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời

D. Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

Câu 10: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội Ai Cập cổ đại?

A. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.

B. Xã hội gồm ít tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.

C. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.

D. Xã hội gồm ít tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt..

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a (Alexandria) ở Ai Cập thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ thời cổ đại cho thấy người Ai Cập cổ

A. rất chuộng nghệ thuật.

B. thích chơi sách.

C. rất trân trọng và giữ gìn tri thức.

D. rất muốn làm những điều khác lạ.

Câu 2: Ý nghĩa của hình tượng Tượng nhân sư?

A. Tôn vinh sức mạnh vè trí tuệ của con người.

B. Phản ánh tư duy sáng tạo và thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.

C. Cả A, B đều đúng     

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?

A. 3,1617.

B. 3,1516

C. 3,1416.

D. 3,1716.

Câu 4: Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Tượng Phật.

B. Tượng La Hán.

C. Tượng Nhân sư.

D. Tượng Quan Âm.

Câu 5: Giúp việc cho Ph-ra-ông là

A. Quý tộc và tăng lữ.

B. Nô lệ.

C. Nông dân.

D. Thương nhân.

Câu 6: Một trong những kì quan thế giới nổi tiếng ở Ai Cập là?

A. Kim tự tháp Giza.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Tượng thần Zeus ở Olympia

D. Lăng Halicarnassus

Câu 7: Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là

A. Ba Tư.

B. Ai Cập.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây?

A. Thương nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Đánh bắt cá.

Câu 2: Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là

A. Làm công tác thuỷ lợi.

B. Chống ngoại xâm.

C. Phát triển thủ công nghiệp.

D. Phát triển thương nghiệp.

Câu 3: Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

A. Lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.

B. Khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.

C. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

D. Khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Câu 4: Đoạn tư liệu sau miêu tả về con sông nào?

“Về mùa xuân, nước sông dâng cao, mang phù sau màu mỡ bồi đắp cho vùng hạ lưu, biến vùng cửa sông trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km”.

A. Sông Nin.

B. Sông Ti-gơ-rơ.

C. Sông Ơ-phơ-rát.

D. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Câu 5: Từ khi thành lập nhà nước, Ai Cập đã trải qua bao nhiêu giai đoạn?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay