Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Hy Lạp.
Câu 2: Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
A. trong tiến trình lịch sử.
B. sau khi có chữ viết.
C. mang nét đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đồng người.
D. trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
Câu 3: Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá
A. qua một quá trình lịch sử - văn hoá lâu dài.
B. trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.
C. khi bắt đầu hình thành xã hội loài người.
D. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
Câu 4: Con người bước vào thời kì văn minh là lúc nào?
A. Thiên niên kỉ IV TCN
B. Thiên niên kỉ V TCN
C. Thiên niên kỉ VI TCN
D. Thiên niên kỉ VII TCN
Câu 5: Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có
A. Công cụ đá.
B. Công cụ đồng thau.
C. tiếng nói.
D. chữ viết.
Câu 6: Văn minh nhân loại trải qua tiến trình
A. kim khí => nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp.
B. công nghiệp => hậu công nghiệp => nông nghiệp => kim khí.
C. nông nghiệp => công nghiệp=> hậu công nghiệp => kim khí.
D. công nghiệp => nông nghiệp => kim khí => hậu công nghiệp.
Câu 7: Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
B. Có con người xuất hiện.
C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 8: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?
A. Trung Quốc.
B. Án Độ.
C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 9: Điểm chung của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa là gì?
A. Đều phát triển ở thời kì cổ đại và trung đại.
B. Chi phát triển ở thời kì cổ đại.
C. Chỉ phát triển ở thời kì trung đại.
D. Đều hình thành vào thế kỉ I TCN.
Câu 10: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông. các nên văn minh Trung Hoa và Án Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
A. Chịu ảnh hưởng của nêền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 11: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
A. Vua..
B. Hoàng đề.
C. Thiên tử
D. Pha-ra-ông.
Câu 12: Công trình kiến trúc nỏi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là
A. tượng Nhân sư.
B. các kim tự tháp.
C. đền thờ các vị vua.
D. các khu phố cỏ.
Câu 13: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Án Độ thời kì cổ — trung đại là gì?
A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Xã hội chia thành nhiều giai cắp, tầng lớp khác nhau.
C. Sự tôn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.
Câu 14: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?
A. Văn minh sông Ấn.
B. Văn minh sông Hằng.
C. Văn minh Ấn Độ.
D. Văn minh Nam Án.
Câu 15: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Câu 16: Nền văn minh nào ở phương Đông tổn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?
A. Nền văn minh Trung Hoa.
B. Nền văn minh Lưỡng Hà.
C. Nền văn minh Ai Cập.
D. Nền văn minh Hy Lạp — La Mã.
Câu 17: Đặc điểm nhận diện văn minh là gì?
A. Nhà nước , đô thị, chữ viết.
B. Tổ chức xã hội, luân lí, lỉ luật.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 18: Trong khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN- năm 1857 tồn tại nền văn minh nào?
A. Ai Cập cổ đại.
B. Ấn Độ thời cổ-trung đại.
C. Trung Hóa thời cổ-trung đại.
D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục Hưng.
Câu 19: Trung tâm chính của thời kì văn minh đầu tiên nằm ở
A. Đông Phi và Nam Á.
B. Đông Nam Á và Tấy Á.
C. Đông Bắc châu Á và Tây Phi.
D. Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
Câu 20: Đâu là một trung tâm văn minh lớn Thời cổ đại phương Tây?
A. Ấn Độ
B. Lưỡng Hà.
C. Hy Lạp
D. Trung Quốc
2. THÔNG HIỂU
Câu 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?
A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người.
B. Là trạng thái phát triển cao của văn hoá.
C. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước.
D. Khi con người đạt những tiến bộ vẻ tổ chức xã hội, luân li, kĩ thuật, chữ viết,...
Câu 2: Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá là
A. văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển.
B. văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển.
C. đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.
D. đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 3: Các nhà nghiên cứu dựa vào các tiêu chí nào để xác định một nền văn minh?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính dân tộc, thúc đẩy văn hoá phát triển.
B. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính giai cấp, thúc đẩy văn hoá phát triển.
C. Di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao, có tầm vóc quốc tế, thúc đẩy văn hoá phát triển.
D. Toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử, có tính dân tộc, mang bề dày lịch sử và có tầm vóc quốc tế
Câu 4. Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?
A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.
B. Cung cấp nước tưới cho cây trồng và nguồn nước cho sinh hoạt.
C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.
D. Tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.
Câu 5: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biến.
D. Là một bán đảo nên có nhiều vũng, vịnh, hải cảng.
Câu 6: Khác với văn minh, văn hoá thường có
A. bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
D. những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.
Câu 7: Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
A. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
D. đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.
Câu 8: ĐIểm giống nhau của 2 trung tâm văn minh lớn Hy lạp và La MÃ là gì?
A. Đều được hình thành trên lực vực của các con sông lớn.
B. Đều được hình thành ở ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp.
C. Đều được hình thành ở các cao nguyên.
D. Đều có các dãy núi cao.
Câu 9: Điểm khác nhau của văn minh và văn hóa là
A. những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
B. những giá trị vât chất và tinh thần từ khi con người chưa xuất hiện.
C. Những giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xa hội.
D. những giá trị vật chất tinh thần con người tạo ra trong tương lai.
Câu 10: Tại sao trong lịch sử thé giới cổ trung đại đã tồn tại những nền văn minh khác nhau nhưng những nền văn minh này không hoàn toàn biệt lập?
A. Những nền văn minh lớn xâm chiếm những vùng bé hơn.
B. Do cùng nguồn gốc vượn cổ.
C. Do bản năng sinh tồn của con người.
D. Thông qua các hoạt động như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?
A. Người Hoa Hạ.
B. Người Choang.
C. Người Mãn.
D. Người Mông Cổ.
Câu 2: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ — trung đại là gỉ?
A. Các loại lâm thổ sản.
B. Vàng, bạc.
C. Tơ lụa, gốm sứ.
D. Hương liệu.
Câu 3: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là
A. chữ giáp cốt, kim văn.
B. chữ Hán.
C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi.
D. chữ tượng hình việt trên giây pa-pi-rút.
Câu 4: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?
A. Ai Cập.
B. Hy Lạp — La Mã.
C. Ấn Độ.
D. Trung Hoa.
Câu 5. Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại tiếp thu?
A. Văn minh Án Độ.
B. Văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Lưỡng Hà.
D. Văn minh Hy Lạp —- La Mã.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh" về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cỗ — trung đại?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Kĩ thuật làm lịch.
C. Thuốc súng.
D. La bàn.
Câu 2: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.
Câu 3: Văn minh Văng Lang-Âu Lạc thuộc giai đoạn nào của lịch sử văn minh thế giới?
A. Văn minh thời kì cổ-trung đại.
B. Văn minh thời Phục Hưng.
C. Văn minh thời cận đại.
D. văn minh thời hiện đại.
Câu 4: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Hy Lạp.
B. I-ta-li-a.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 5: Một trong những ý nghĩa của các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là
A. thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
B. có ảnh hưởng lớn đến văn minh thời Phục hưng.
C. phản ánh Hin-đu giáo là tư tưởng chính thống của Ấn Độ.
D. phản ánh tư tưởng độc tôn của Phật giáo.