Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 19: các dân tộc trên đất nước việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: các dân tộc trên đất nước việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG VI: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 19: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Khái niệm “dân tộc Việt Nam" thuộc nghĩa khái niệm nào?

A. Dân tộc – tộc người

B. Dân tộc – quốc gia.

C. Dân tộc đa số

D. Dân tộc thiểu số.

Câu 2: Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là:

A. Dân tộc – tộc người.

B. Dân tộc – quốc gia.

C. Dân tộc đa số

D. Dân tộc thiểu số.

Câu 3: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Công nghiệp và dịch vụ.

Câu 4: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong Hình 19. 2 (Lịch sử 10, tr. 119)?

A. Theo dân số.

B. Theo số lượng tộc người.

C. Theo địa bàn phân bố

D. Theo nét văn hoá đặc trưng.

Câu 5: Dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?

A. Kinh.

B. Tày.

C. Thái.

D. Mường.

Câu 6: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?

A. Phân bố đều trên khắp cả nước.

B. Vùng đồng bằng.

C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

D. Vùng đồng bằng và trung du.

Câu 7: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh tồn tại, phát triển gắn liền với việc gì ở đồng bằng Bắc Bộ?

A. Đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng

B. Đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn

C. Nghiên cứu thay thế các giống lúa truyền thống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc đã làm như thế nào?

A. Dòng đường ống nước từ các con sông lớn về.

B. Xây dựng ruộng bậc thang ngay cạnh các con sông rồi thực hiện các biện pháp như tát nước, đắp đập,…

C. Tìm cách dẫn nước từ các dòng suối ở trên cao xuống hoặc tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là:

A. Dân tộc – tộc người.

B. Dân tộc – quốc gia.

C. Dân tộc đa số.

D. Dân tộc thiểu số.

Câu 2: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?

A. Theo dân số và địa bàn phân bố.

B. Theo dân số và theo ngữ hệ.

C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố.

D. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.

Câu 3: Khai thác Hình 19. 2 (Lịch sử 10, tr. 119), ý nào dưới đây không phù hợp?

A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.

B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.

C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.

D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.

Câu 4: 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?

A. 54 ngữ hệ.

B. 5 ngữ hệ.

C. 8 ngữ hệ.

D. 10 ngữ hệ.

Câu 5: Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?

A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.

B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.

D. Nhà nhiều tầng.

Câu 6: Đâu là áo tứ thân Bắc Bộ?

A.

B. Đặt in áo thun & may (theo Yêu Cầu) | Xưởng TpHCM+Toàn Quốc

C. Nam công chức ở Huế mặc áo dài để 'giữ gìn nếp xưa' - VnExpress

D. Câu trả lời nào cho câu hỏi: Áo bà ba là gì? – Áo bà ba Hương Lụa

Câu 7: Trước đây, thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu ăn gì?

A. Cơm với thịt các loài vật săn bắn được như: thịt hổ, thịt sư tử, thịt lợn rừng, thị đại bàng,…

B. Cơm với rau, cá

C. Mì với rau, đậu đỗ, ít khi có cá, thịt

D. Mì với thịt gà, thịt thỏ rừng

Câu 8: Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu làm và ở trong:

A. Các hang động được trang trí sặc sỡ

B. Những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,…)

C. Những ngôi nhà rơm không bắt lửa, không ngấm nước

D. Những ngôi nhà kết hợp cả gỗ và xi măng

Câu 9: Cách di chuyển và vận chuyển chủ yếu của các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì?

A. Đi lại và vận chuyển bằng xe máy

B. Dùng dây thừng có móc đu qua các ngọn núi

C. Đi lại và vận chuyển bằng các con vật to khoẻ như trâu, ngựa, voi,…

D. Đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao các dân tộc thiểu số phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,…?

A. Vì họ có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ của các phương tiện, kĩ thuật hiện đại.

B. Vì nhà nước hiện nay đang đẩy nhanh đầu tư dàn trải lên các khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống.

C. Vì địa bàn cư trú chủ yếu của họ là các khu vực có địa hình cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc và Trường Sơn – Tây Nguyên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

A. Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người

B. Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc

C. Nghề gốm và nghề rèn, đúc ra đời muộn nhưng sớm đưa được vào sản xuất ở quy mô lớn, đem lại nguồn thu về kinh tế tương đối.

D. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Câu 3: Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điềm gì khác so với các dân tộc thiểu số?

A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.

B. Nghề gốm, nghề rèn, đúc,.. ra đời sớm nhưng ít phổ biến.

C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.

D. Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điềm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

A. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá.

B. Có nhiều món ăn được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

C. Các thực phẩm từ chăn nuôi có không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội,...

D. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc.

Câu 5: Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?

A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.

B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

C. Trang phục chủ yếu là áo và quần vảy.

D. Ưa thích dùng đồ trang sức.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,…

B. Người Kinh xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, chùa, tháp, nhà thờ,… và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phạt đản, lễ Giáng sinh,…

C. Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam tiếp tục phát huy tín ngưỡng của họ nhưng không tiếp thu các tôn giáo lớn trên thế giới như người Kinh

D. Trong cuộc sống, người Kinh thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay,...), chu kì canh tác (xuống đồng, cơm mới,...) và chu kì thời gian/thời tiết (tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu,...).

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

B. Đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...

C. Đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

D. Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được giản lược cho phù hợp với thực tiễn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay