Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

A. Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

D. Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. Địa chủ và nông dân

B. Chủ nô và nô lệ

C. Lãnh chúa và nông nô

D. Tư sản và nông dân

Câu 4: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quý tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man

D. Nông dân tự do

Câu 5: Nước Anh trước đây gọi là Vương quốc gì?

A. Ăng-glô Xắc-xông.

B. Tây Gốt.

C. Đông Gốt.

D. Phơ-răng.

Câu 6: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nô lệ.

B. Nông dân.

C. Nô lệ và nông dân.

D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

Câu 7: Lãnh chúa phong kiến được hình thành tư các tầng lớp nào của xã hội? 

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.

C. Nô lệ được giải phóng.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 8: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quý tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man

D. Nông dân tự do

Câu 9: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội?

A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.

B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa

C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.

D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa

Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A.  Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Các làng nghề thủ công phát triển trở thành thành thị.

C. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

D. Sản xuất bị đình đốn.

Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

A. Nông dân tự do

B. Nô lệ

C. Nông nô

D. Lãnh chúa

Câu 12: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?

A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác

B. Tự cung, tự cấp.

C. Phụ thuộc vào thành thị.

D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.

Câu 13: Đơn vị kinh tế chính trị cơ bản trong thời kì chế độ phong kiến phân quyền ở châu Âu là:

A. Lãnh địa phong kiến

B. Trang viên phong kiến

C. Điền trang thái ấp

D. Thành thị trung đại

Câu 14: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm:

A.475. 

B. 476.

C. 576. 

D. 676.

Câu 15: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã:

A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.

B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

Câu 16: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua:

A. Tô thuế

B. Sản phẩm cống nạp

C. Tô hiện vật

D. Tô lao dịch

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.

C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.

D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại? 

A. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa phát triển

B. Sự phát triển của hoạt động sản xuất

C. Chính sách khuyến khích phát triển của lãnh chúa phong kiến

D. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh

Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của các lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến? 

A. Không cần phải lao động

B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng

C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô

D. Sống bình đẳng với nông nô

Câu 5: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi tràn vào lãnh thổ Rôma? 

A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B. Thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.

C. Chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D. Thành lập nên các thành thị trung đại.

Câu 6: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì:

A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.

B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm

C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ

D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa

3. VẬN DỤNG (2 CÂU) 

Câu 1: Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?

A. Pháp.

B. I-ta-li-a.

C. Đức. 

D. Áo.

Câu 2: Cát-ca-xông nằm ở đâu nước Pháp?

A. Miền Bắc

B. Miền Tây

C. Miền Đông

D. Miền Nam

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU) 

Câu 1: Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên nào?

A. Kỉ nguyên âm lịch

B. Kỉ nguyên thời đại

C. Kỉ nguyên dương lịch 

D. Kỉ nguyên mới 

Câu 2: Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn tồn tại đến ngày nay là: 

A. Thành phổ cổ. 

B. Trường đại học. 

C. Hội chợ. 

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Đâu là tên một thành thị ở xã hội phong kiến Tây Âu: 

A. Bô-lô-ha. 

B. Săm-pa-nhơ. 

C. Vê-nê-xi-a. 

D. Ox-phớt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay