Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Bài 6: khái quát tiến trình lịch sử trung quốc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: khái quát tiến trình lịch sử trung quốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 6: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 câu)

Câu 1: Giai đoạn phát triển thịnh vượng của lịch sử phong kiến Trung Quốc gắn liền với vương triều nào sau đây?

A. Đường.

B. Nguyên.

C. Tống.

D. Thanh.

Câu 2: Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.

B. Đem quân chiếm Nội Mông.

C. Áp dụng chế độ quân điền.

D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.

Câu 3: Những triều đại “ngoại tộc” được thành lập ở Trung Quốc là

A. Đường.

B. Nguyên.

C. Thanh.

C. Cả B và C

Câu 4: Người Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ khi nào?

A. 2000 năm TCN.

B. 1000 năm TCN.

C. 3000 năm TCN.

D. 4000 năm TCN.

Câu 5: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ

A. Thế kỉ III.

B. Thế kỉ II.

C. Thế kỉ III trước công nguyên.

D. Thế kỉ II trước công nguyên.

Câu 6: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là

A. Thuế.

B. Hoa lợi.

C. Địa tô.

D. Tô, tức

Câu 7: Vương triều nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Nhà Đường

B. Nhà Hán

C. Nhà Minh

D. Nhà Thanh

Câu 8: Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Nhà Tống

B. Nhà Đường

C. Nhà Minh

D. Nhà Thanh

Câu 9: Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời

A. Tần.

B. Hán.

C. Tấn.

D. Tùy.

Câu 10: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?

A. Kĩ thuật in.

B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.

C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.

D. Đóng tàu, chế tạo súng.

Câu 11: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.

Câu 12: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra

A. nhà Tần.

B. nhà Triệu.

C. nhà Tống.

D. nhà Minh.

Câu 13: Chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Nhà Nguyên.

B. Nhà Đường.

C. Nhà Minh.

D. Nhà Hán.

Câu 14: Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì

A. Loạn tam quốc.

B. Ngũ đại, thập quốc.

C. Xuân thu.

D. Chiến quốc.

Câu 15: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Câu 16: Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên.

Câu 17: Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

A. Nộp tô.

B. Nộp sưu.

C. Đi lao dịch.

D. Phục vụ.

Câu 18: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Nguyên.

B. Thời Minh.

C. Thời Thanh.

D. Thời Tống.

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.

Câu 20: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?

A. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.

B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.

C. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.

D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về những chuyển biến trong xã hội Trung Quốc thời Minh, Thanh do sự phát triển của hoạt động thương mại?

A. Tiền giấy được đưa vào lưu thông ngày càng phổ biến.

B. Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng ở nhiều vùng miền.

C. Trao đổi với cả thương nhân phương Đông và phương Tây.

D. Nhiều thương nhân tiến hành cuộc đại phát biển địa lí.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lịch sử Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy?

A. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

C. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

D. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc

Câu 4: Những nội dung nào sau đây phản ánh không đúng sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc thời Minh, Thanh?

A. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, góp phần thúc đẩy hoạt động di dân.

B. Hàng triệu người đã di cư đến vùng cao nguyên Sơn Tây, Vân Nam,..

C. Từ thế kỉ XIX, nhiều cây trồng mới được du nhập như bông, ngô, thuốc lá,...

D. Qua mỗi triều đại, việc sản xuất nông nghiệp càng đa dạng, có quy mô lớn.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây đúng với biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh?

A. Thương nhân phương Tây vào buôn bán.

B. Có nhiều xưởng thủ công tương đối lớn.

C. Xuất hiện các nhà buôn lớn.

D. Hàng hóa được trao đổi khắp trong và ngoài nước, thâm nhập vào cả nông nghiệp

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Trong bộ máy nhà nước thời Tần, đứng đầu quan văn - võ là Thừa tướng và Thái úy.

B. Trong bộ máy nhà nước thời Tần, đứng đầu quan văn - võ là Thái úy và Thượng Thư.

C. Trong bộ máy nhà nước thời Tần, đứng đầu quan văn - võ là Tể tướng và Thừa tướng.

D. Trong bộ máy nhà nước thời Tần, đứng đầu quan văn - võ là Tể tướng và Thái úy.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Dưới thời Đường, nhà nước đặt chức Tiết độ sứ để huy động nhân dân khai hoang lập đồn điền.

B. Dưới thời Đường, nhà nước đặt chức Tiết độ sứ để chỉ huy quân đội đi xâm lược nước khác.

C. Dưới thời Đường, nhà nước đặt chức Tiết độ sứ để trấn giữ biên cương.

D. Dưới thời Đường, nhà nước đặt chức Tiết độ sứ để đi sứ sang nước ngoài

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây?

A. Chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây là thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.

B. Chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây là lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân phương Tây, bảo vệ độc lập dân tộc.

C. Chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây là thực hiện chính sách mở cửa thu hút thương nhân vào buôn bán.

D. Chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây là cải cách đất nước theo chính sách của Minh Trị (Nhật Bản).

Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là đúng kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh?

A. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là nông nghiệp phân tán, manh mún, đất đai hoang hóa nhiều đo chiến tranh liên miên.

B. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn, phồn thịnh mà các thương nhân đã đặt các thương điếm để buôn bán.

C. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là xuất hiện thương nhân phương Tây đến buôn bán, nền kinh tế thương nghiệp đặc biệt phát triển.

D. Nét nổi bật của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Hàn Phi Tử là đại diện phái

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 2: Đại diện của phái Mặc gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 3: Lão Tử là đại diện phái

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 4: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.

C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.

D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

Câu 5: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

C. Kim chỉ nam.

D. Sử kí của Tư Mã Thiên.

Câu 6: Người sáng lập ra triều Minh ở Trung Quốc là

A. Tần Doanh Chính.

B. Chu Nguyên Chương.

C. Triệu Khuông Dẫn.

D. Lý Thế dân.

Câu 7: Con đường thương mại nổi tiếng nối từTrung Quốc, qua Tây Á tới châu Âu thời cổtrung đại, đượcgọi là

A. Con đường bạch ngọc.

B. Con đường tơ lụa.

C. Con đường lụa trắng.

D. Con đường lạc đà.

Câu 8: Người đã thực hiện các cuộc “ hạ Tây dương” dưới thời Minh là

A. Trương Khiên.

B. Vương Mãng.

C. Minh Thành Tổ.

D. Trịnh Hòa

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc bị lên án gay gắt, đặc biệt là trong giai đoạn suy tàn. Đó là nội dung chính trong tác phẩm

A. Tam quốc diễn nghĩa.

B. Hồng lâu mộng.

C. Thủy hử.

D. Tây du kí.

Câu 2: “Thi sử” là mệnh danh của nhà thơ

A. Bạch Cư Dị.

B. Đỗ Phủ.

C. Lý Bạch

D. Vương Duy.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất thời Đường do ai lãnh đạo?

A. Triệu Khuông Dẫn.

B. Chu Nguyên Chương.

C. Hoàng Sào.

D. Lưu Bang.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa đã lật đổ triều Minh là

A. khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương.

B. khởi nghĩa của Tống Giang.

C. khởi nghĩa của Lý Tự Thành.

D. khởi nghĩa của Trần Thắng - Ngô Quảng

Câu 5: Công trình kiến trúc mang tính phòng thủ, trải dài trên các vùng đồi núi và được hoàn thiện qua nhiều triều đại của Trung Quốc được gọi là

A. Vạn lý trường thành.

B. Tử cấm thành

C. Cung A Phòng.

D. Lăng Li Sơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay