Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Bài 9: văn hóa ấn độ thòi phong kiến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: văn hóa ấn độ thòi phong kiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KÌ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 9: VĂN HÓA ẤN ĐỘ THÒI PHONG KIẾN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là

A. Bra-ma, Vít-nu, Si-va.

B. Mẫu Thượng Thiêm, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn.

C. Ngọc Hoàng đại đế, Tây Vương Mấu, Thái Bạch Kim Tinh.

D. Phật A-di-đà; Địa Tạng Bồ Tát; Quán Thế Âm Bồ Tát.

Câu 2: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ

A. Tên một ngọn núi.

B. Tên một dòng sông.

C. Tên một vị thần.

D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.

Câu 3: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

A. Chữ Nho

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Phạn

D. Chữ Hin-đu

Câu 4: Ấn Độ giáo bắt nguồn từ

A. Gia-na giáo.

B. Tô-tem giáo.

C. Đạo Bà-la-môn.

D. Kì-na giáo.

Câu 5: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Phạn

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Nho

D. Chữ Hin-đu

Câu 6: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là

A. Kashi.

B. Kosala.

C. Magadha.

D. Vrijis.

Câu 7: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ XVIII TCN.

Câu 8: Các công trình kiến trúc như: đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của

A. văn học.

B. tôn giáo.

C. văn hóa Trung Quốc.

D. văn hóa phương Tây.

Câu 9: Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần gì?

A. Thần Tàn phá.

B. Thần Sáng tạo thế giới.

C. Thần Bảo hộ.

D. Thần Sấm sét.

Câu 10: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 11: Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hoá truyền thông của Ấn Độ?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ.

C. Các nước Đông Nam Á

D. Mông Cổ

Câu 12: Vương triều đầu tiên của thời kì phong kiến ở Ấn Độ đã làm được gì cho sự phát triển văn hóa ở Ấn Độ?

A. Định hình và phát triển của văn hoá truyền thông Ấn Độ.

B. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

C. Đưa nền văn hóa đạt đến đỉnh cao của văn hóa nhân loại.

D. Tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển.

Câu 13: Một trong những vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li là

A. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông -Tây.

B. văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

C. một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo.

D. xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.

Câu 14: Một trong những chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li là

A. thi hành chính sách cứng rắn về tôn giáo.

B. đưa văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ.

C. xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Ấn Độ.

D. tự chia ruộng đất cho quý tộc

Câu 15: Đạo Phật ra đời vào thời gian nào ở Ân Độ? Tương ứng với đời Vua nào?

A. Thế kỉ III TCN, tương ứng với vua A-sô-ca.

B. Thế kỉ l, tương ứng với vua Gúp-ta.

C. Thế kỉ IV, tương ứng với vua Hác-sa.

D. Thế kỉ VI TCN, tương ứng với vua Bim-bi-sa-Ta.

Câu 16: Chữ viết San-skơ-rít (chữ Phạn) được hoàn thiện dưới thời vua nào ở Ấn Độ?

A. A-sô-ca.

B. A-cơ-ba.

C. Gúp-ta.

D. Hác-sa.

Câu 17: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Hin-đu giáo và Phật giáo

C. Bà La Môn giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 18: Cư dân Ấn Độ sinh sống chủ yếu bằng nghề

A. Trồng lúa và chăn nuôi

B. Buôn bán

C. Đánh cá

D. Làm hàng thủ công

Câu 19: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì Gupsta (319 – 606)

C. Thời kì Hácsa (606 – 647)

D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Câu 20: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?

A. Đạo Phật

B. Đạo Thiên Chúa

C. Đạo Hin-đu

D. Đạo Bà La Môn

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hoá lâu đời của Ấn Độ?

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hìm-đu giáo).

B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng Phật.

C. Chữ việt, đặc biệt là chữ Phạn.

D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là thời kì Gupsta (319 – 606)

C. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là thời kì Hácsa (606 – 647)

D. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Câu 3: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta?

A. Diện tích canh tác bị thu hẹp.

B. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc…

C. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

D. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là Bra-ma, Vít-nu, Si-va.

B. Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là Mẫu Thượng Thiêm, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn.

C.Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là  Ngọc Hoàng đại đế, Tây Vương Mấu, Thái Bạch Kim Tinh.

D. Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là Phật A-di-đà; Địa Tạng Bồ Tát; Quán Thế Âm Bồ Tát.

Câu 5: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ

B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh

C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài/

D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 6: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm, là quê hương của nhiều tôn giáo

B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,vảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là chùa hang A-gian-ta.

B. Các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng,.. ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo

C. Ngày nay, Ấn Độ có 23 ngôn ngữ được công nhận chính thức

D. Ở Ấn Độ, Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo.

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là?

A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat

C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a

D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta

Câu 2: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là

A. Lâu đài Đỏ.

B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Chùa hang A-gian-ta.

D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 3: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là

A. sông Ấn và Hằng.

B. sông Hồng và Đà.

C. sông Ơ- phrát và Nin.

D. Hoàng Hà và Dương Tử.

Câu 4: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?

A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m

B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m

C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng

D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg

Câu 5: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?

A. Đại bảo tháp San-chi.

B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Chùa hang A-gian-ta.

D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 6: Hiện nay, có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ của

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Hồi giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 7:  Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là

A. Di sản thế giới.

B. Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

C. Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

D. Di sản thiên nhiên thế giới.

Câu 8: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu của Ấn Độ?

A. Chùa Một Cột

B. Ngọ Môn (Huế)

C. Tháp Phổ Minh

D. Thánh địa Mĩ Sơn

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Công trình nào được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ”?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Kim Tự Tháp.

D. Vạn Lý Trường Thành.

Câu 2: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là

A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.

B. sử thi “Đăm-săn”.

C. sử thi “I-li-át”.

D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.

Câu 3: Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?

A. Ca-li-đa-xa.

B. San-đra Gup-ta I.

C. A-cơ-ba.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 4: Có chín đời vua, trải qua 150 năm. Sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thông Ấn Độ. Đó là Vương triều nào ở Ấn Độ?

A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

B. Vương triều Gúp-ta.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều A-cơ-ba.

Câu 5: Chùa hang A-gian-ta được khoét sâu vào vách núi, tạo thành hang gồm

A. 30 hang, mỗi hang 70 m

B. 50 hang, mỗi hang 70 m

C. 70 hang, mỗi hang 80 m

D. 100 hang, mỗi hang 80 m

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay