Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều Bài 8: khái quát lịch sử ấn độ thời phong kiến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: khái quát lịch sử ấn độ thời phong kiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KÌ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 8: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Từ 2000 TCN đến 1500 TCN, bộ tộc người Ấn - Âu xâm nhập vào

A. miền Bắc Ấn Độ

B. miền Nam Ấn Độ.

C. miền lấy Ấn Độ.

D. miền Đông Ấn Độ.

Câu 2: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ

A. Tên một dòng sông.

B. Tên một ngọn núi.

C. Tên một vị thần.

D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.

Câu 3: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

A. Chữ Nho

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Phạn

D. Chữ Hin-đu

Câu 4: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là

A. Kashi.

B. Kosala.

C. Magadha.

D. Vrijis.

Câu 5: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Phạn

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Nho

D. Chữ Hin-đu

Câu 6:  Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo

B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo

C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 7: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ XVIII TCN.

Câu 8: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 9: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Câu 10: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 11: Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1000 năm TCN

B. 1500 năm TCN

C. 2000 năm TCN

D. 2500 năm TCN

Câu 12: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn

B. Lưu vực sông Hằng

C. Miền Đông Bắc Ấn

D. Miền Nam Ấn

Câu 13: Vương quốc Ma-ga-da xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ

A. Hạ lưu sông Hằng

B. Thương lưu sông Hằng

C. Hạ lưu sông Ấn

D. Thượng lưu sông Ấn

Câu 14: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?

A. A-co-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-hi-ra-cu-la

Câu 15: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Tây Ban Nha

D. Hà Lan.

Câu 16: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Gup-ta

B. Vương triều hồi giáo Đê-li

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

D. Vương triều Mác-sa

Câu 17: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Hin-đu giáo và Phật giáo

C. Bà La Môn giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 18: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

A. Người Ấn Độ

B. Người Thổ Nhĩ Kì

C. Người Mông Cổ

D. Người Trung Quốc

Câu 19: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.

C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Câu 20: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?

A. Đạo Phật

B. Đạo Thiên Chúa

C. Đạo Hin-đu

D. Đạo Bà La Môn

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Cùng theo đạo Phật.

D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?

A. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.

B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.

C. Ngôi vua được cha truyền – con nối.

D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta?

A. Diện tích canh tác bị thu hẹp.

B. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc…

C. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

D. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.

Câu 4: Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?

A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.

B. Đều theo đạo Hindu.

C. Đều là các vương triều hồi giáo ngoại tộc.

D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.

Câu 5: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ

B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh

C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài/

D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 6: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm, là quê hương của nhiều tôn giáo

B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,vảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là chùa hang A-gian-ta.

B. Các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng,.. ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo

C. Ngày nay, Ấn Độ có 23 ngôn ngữ được công nhận chính thức

D. Ở Ấn Độ, Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?

A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m

B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m

C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng

D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg

Câu 2: Lãnh thổ Ấn Độ thòi phong kiến thuộc khu vực nào của châu Á hiện nay?

A. Nam Á.

B. Tây Á.

C. Đông Nam Á.

D. Đông Bắc Á.

Câu 3: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là

A. sông Ấn và Hằng.

B. sông Hồng và Đà.

C. sông Ơ- phrát và Nin.

D. Hoàng Hà và Dương Tử.

Câu 4: Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là

A. A-cơ-ba.

B. A-sô-ca.

C. San-đra Gúp-ta I.

D. Mi-bi-ra-cu-la.

Câu 5: Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ do tộc người nào lập nên?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Tuốc.

C. Người Mông Cổ.

D. Người Anh-điêng.

Câu 6: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Ấn Độ là

A. Vương triều Mô-gôn.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Giúp-ta.

D. Vương triều Ma-ga-đa.

Câu 7: Từ các thế kỉ IV – V, ở Ấn Độ, chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển thành

A. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

B. chế độ Cax-ta.

C. chế độ phân biệt tôn giáo.

D. chế độ phân biệt vùng miền.

Câu 8: Trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến, chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự phân biệt về

A. chủng tộc và màu da.

B. tôn giáo và vùng miền.

C. nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo.

D. vùng miền địa lí và ngôn ngữ.

Câu 9: Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo Ấn Độ thời phong kiến?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp

C. Thương nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 10: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu của Ấn Độ?

A. Chùa Một Cột

B. Ngọ Môn (Huế)

C. tháp Phổ Minh

D. Thánh địa Mĩ Sơn

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Giữa thế kỉ XIX, nước thực dân phương Tây nào đã xâm lược và lật đổ sự thống trị của Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?

A. Thực dân Anh.

B. Thực dân Pháp.

C. Thực dân Tây Ban Nha.

D. Thực dân Hà Lan.

Câu 2: Sau khi đánh chiếm và lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li, người Mông Cổ đã lập ra vương triều nào ở Ấn Độ?

A. Vương triều Mô-gôn.

B. Vương triều Hác-sa.

C. Vương triều Giúp-ta.

D. Vương triều Ma-ga-đa.

Câu 3: Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là các vương triều

A. ngoại tộc, theo đạo Hồi.

B. do người Hồi giáo gốc Tuốc lập nên.

C. do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

D. do người bản địa Ấn Độ (người Đra-vi-đa) lập nên.

Câu 4: Công trình nào được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ”?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Kim Tự Tháp.

D. Vạn Lý Trường Thành.

Câu 5: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là

A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.

B. sử thi “Đăm-săn”.

C. sử thi “I-li-át”.

D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay