Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 15: công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời lý (1009 – 1225)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời lý (1009 – 1225). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 15: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ (1009 – 1225)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Người sáng lập ra nhà Lý là:

A. Lê Hoàn

B. Lý Thường Kiệt.

C. Sư Vạn Hạnh.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 2: Đâu là một tác phẩm văn học nổi tiếng thời Lý?

A. Đại Việt Sử ký

B. Cáo tật thị chúng

C. Thượng kinh kí sự

D. Dư địa chí

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là việc làm của Lý Công Uẩn sau khi thành lập triều Lý?

A. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên.

B. Quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

C. Xây dựng các cung điện ở khu vực trung tâm của kinh thành.

D. Đổi tên nước là Đại Việt.

Câu 4: Kinh thành Thăng Long gồm:

A. Cấm thành, Hoàng thành, La thành.

B. Cấm thành, Hoàng thành.

C. La thành, Cấm thành.

D. Tử Cấm thành, Hoàng thành, La thành.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là chính sách của nhà Lý trong việc xây dựng quân đội?

A. Xây dựng quân đội với kỉ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo.

B. Xây dựng quân đội với hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

C. Quân đội được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

D. Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

Câu 6: Bộ luật được ban hành năm 1042 dưới thời Lý là:

A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc)?

A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.

B. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó.

C. Đập tan ý đồ phối hợp tiến công của quân Tống với Chăm-pa.

D. Triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) để bàn kế sách đánh giặc.

Câu 8: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là:

A. Tích cực luyện tập quân sĩ.

B. Cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.

C. Chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.

D. Chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?

A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.

B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng kéo sang xâm lược nước ta.

C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.

D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.

D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Câu 2: Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có:

A. Kinh thành Thăng Long.

B. Cảng biển Vân Đồn.

C. Phố Hiến.

D. Thanh Hà.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tư tưởng – tôn giáo thời Lý?

A. Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.

B. Nho giáo bắt đầu được mở rộng.

C. Nho giáo chưa có vai trò trong đời sống xã hội.

D. Đạo giáo được truyền bá, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

A. Chính quyền trung ương và địa phương thời Lý ngày càng kiện toàn hơn.

B. Thời Lý, đứng đầu chính quyền trung ương là vua; dưới vua có các quan đại thần (quan văn, quan võ).

C. Thời Lý, vua ở ngôi theo chế độ “cha truyền con nối”.

D. Ở địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 12 lộ (phủ/châu) và đặt các chức quan tri phủ, tri châu.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

A. Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại mềm dẻo nhưng kiên quyết.

B. Nhà Lý kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

C. Nhà Lý thần phục nhà Tống và Chăm-pa.

D. Quốc Tử Giám là nơi học tập của con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con em quan lại và những người giỏi trong nước.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là kế sách của Lý Thường Kiệt khi chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn thứ hai (năm 1077)?

A. Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

B. Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc, phá kế hoạch phối hợp quân thuỷ – bộ của giặc.

C. Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” quân dân rút khỏi Thăng Long.

D. Xây dựng phòng tuyển kiên cố, bố trí lực lượng đóng giữ ở bờ nam sông Như Nguyệt.

Câu 7: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là:

A. Quách Quỳ.

B. Toa Đô.

C. Ô Mã Nhi.

D. Hoà Mẫu.

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.

B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.

C. Làm cho quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.

Câu 9: Câu nào sau đây là sai?

A. Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống.

B. Chiến thắng Như Nguyệt đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

C. Chiến thắng Như Nguyệt đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

D. Chiến thắng Như Nguyệt thể hiện sự lãnh đạo tài ba của Lý Công Uẩn.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn?

A. Khẳng định vị thế của Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử dân tộc.

B. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

C. Mở ra thời kì mới trong sự phát triển của dân tộc.

D. Góp phần xây dựng quốc gia thống nhất.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống.

B. Cho nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do.

C. Đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.

D. Chấm dứt quan hệ bang giao với nhà Tống.

Câu 3: “Xã hội thời Lý có xu hướng….(1)..... Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền. Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành .....(2).... Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế; một số phải .....(3)..... ruộng đất và nộp tô cho địa chủ. Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. Nô tì có địa vị .....(4).... nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. phân hoá, địa chủ, lĩnh canh, thấp kém

B. thống nhất, hào phú, thuê, thấp kém

C. phân rã, cường hào, cướp, trung tâm

D. đảo lộn, người nghèo, ban phát, cao

Câu 4: “Mùa xuân năm 1038, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày tịch điền. Vua đích thân tế Thần Nông rồi tự cày những đường đầu tiên. Có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế Vua nói: “Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo.

Năm 1040, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Sau đó vua xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho để may áo ban cho các quan... để tỏ ra vua không dùng gấm vóc nước Tống nữa.”

Những chính sách trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

B. Nhiều năm mùa màng bội thu,

C. Trong nước đã tự sản xuất được nhiều loại gấm vóc đẹp, chất lượng tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất?

A. Lý Công Uẩn là người có học vấn, thông minh và tài đức. Ông làm quan trọng triều Tiền Lê đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân,... Khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn ông lên làm vua.

B. Lý Công Uẩn gây bè kết cánh, trừ khử trung thần, làm triều cương suy yếu. Khi Lê Long Đĩnh mất, ông đã làm phản để đoạt ngôi báu.

C. Vì ông có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đồng thời là nhờ việc dời đô về Đại La nên triều thần tâm phục, khẩu phục. Mong muốn có một ông vua tốt trị vì đất nước, ông đã được suy tôn lên làm vua.

D. Lý Thường Kiệt mới là người được suy tôn lên làm vua.

Câu 6: Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở bờ nam sông Như Nguyệt vì:

A. Sông Như Nguyệt vừa rộng và sâu nên quân giặc khó có thể vượt qua.

B. Địa hình bên bờ bắc của sông Như Nguyệt không thuận lợi cho quân ta phòng ngự.

C. Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

D. Sông Như Nguyệt có vị trí hiểm yếu, chặn ngang con đường bộ tiến vào Thăng Long.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?

A. Tổ chức nhà nước thời Đinh – Tiền Lê mang tính đặc trưng của triều đình phong kiến còn tổ chức nhà nước thời Lý thì tiệm cận đến thể chế chính trị tư bản.

B. Tổ chức nhà nước thời Đinh – Tiền Lê mang tính đặc trưng của triều đình phong kiến còn tổ chức nhà nước thời Lý thì tiệm cận đến thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.

C. Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

D. Tổ chức nhà nước thời Lý tinh gọn hơn.

Câu 2: Ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám là gì? Qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?

A. Đánh dấu sự thành công trong việc xây dựng một đại học tầm cỡ quốc tế, đại diện cho giáo dục đại học Đại Việt trên bản đồ thế giới, thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt.

B. Đánh dấu bước phát triển mới của văn hoá – giáo dục Đại Việt thời Lý, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh giáo dục của dân tộc.

C. Đánh dấu kỉ nguyên của tri thức và khoa học, thể hiện tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu quốc gia.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là:

A. Giả thua để cho quân giặc kiêu căng rồi bất ngờ phản công tiêu diệt chúng.

B. Giam chân địch ở phía bờ bắc sông Như Nguyệt khiến chúng cạn kiệt lương thực, rệu rã tinh thần rồi bất ngờ mở trận tấn công quyết định.

C. Kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống.

D. Khi địch lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng thì chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay