Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 6_văn bản 1_kiêu binh nổi loạn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 1_kiêu binh nổi loạn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
BÀI 6: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VĂN BẢN 1: KIÊU BINH NỔI LOẠN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái thuộc thể loại nào sau đây?
A. Tiểu thuyết lịch sử
B. Tiểu thuyết chương hồi
C. Kí sự lịch sử
D. Truyện ngắn
Câu 2: Nhân vật trong đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” thuộc về mấy phe đối địch?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến việc binh lính nổi dậy chống lại Quận Huy?
A. Nhà chúa bỏ con cả, lập con út
B. Quận Huy vốn có ý phản nghịch
C. Chúa Trịnh Sâm yêu quý, say mê thứ phi Đặng Thị Huệ
D. Thứ phi hãm hại thế tử để cướp ngôi
Câu 4: Phần (1) ghi lại lời của nhân vật Bằng Vũ như sau:
“- Chỉ sợ anh em không cùng một bụng thôi. Chứ nếu ba quân động lòng, thì bất quá chỉ thừa dịp cúng cơm sáng xong, đánh một hồi trống trong phủ làm hiệu rồi kéo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”
Lời nói này tiêu biểu cho tính chất nào của cả đám kiêu binh?
A. Kỉ luật
B. Khinh nhờn
C. Manh động
D. Táo bạo
Câu 5: Hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh là gì?
A. Dũng cảm, quyết tâm chống lại đám phản loạn.
B. Có tinh thần chiến đấu, dám thách thức tất cả.
C. Run sợ, nói nhỏ và phải mở cửa cho đám kiêu binh xông vào.
D. Run sợ, ngất và chết sau đó.
Câu 6: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?
A. Chúng giết và vướt xác ra rừng cho muông thú.
B. Chúng truy lùng, đem bắt giết, và đập phá nhà cửa.
C. Chúng lùng bắt và đem về làm nô lệ cực khổ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ?
A. Tác giả
B. Dự Vũ
C. Bằng Vũ
D. Thế tử Trịnh Tông
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Đâu không phải là một bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện hoặc nhân vật?
A. Thế tử có người đầu bếp tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
B. Thọ người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cũng là kẻ tinh khôn.
C. Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò. Sau khi vào đội Tiệp bảo, nhờ biết dăm ba chữ, gã được làm chán biện lại. Ở kinh, gã thường làm mướn đơn kiện cho người ta, vẫn lừng tiếng là tay điêu toa trong việc xui nguyên giục bị.
D. Bớ ba quân, các ngươi ở đâu về đấy ngay, không được làm ầm ĩ, ta sẽ chém đầu chúng mày!
Câu 2: Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”. Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” ứng với phần nào?
A. Một, trẻ không kính già
B. Hai, trò không trọng thầy
C. Ba, binh kiêu tướng thoái
D. Ứng với cả câu
Câu 3: Người kể chuyện trong văn bản ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Cả A và C.
Câu 4: Động cơ của Dự Vũ ở phần 1 là gì?
A. Dùng lời lẽ để khiến mọi người cho rằng thế tử mới xứng đáng là người lên ngôi chúa, qua đó kích động mọi người làm phản.
B. Dùng lời lẽ để chỉ ra điểm yếu của phe Quận Huy và Trịnh Cán, từ đó kích động mọi người làm phản.
C. Chèn ép, áp bức cấp dưới, khiến bọn họ phải tập hợp lại để làm phản, mặc dù không muốn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào ở phần 3?
A. Quyết chiến
B. Hung hăng
C. Yếu ớt
D. Năng nổ
Câu 6: Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?
A. Trịnh Tông hạ chỉ nhưng kiêu binh vẫn không dừng.
B. Trịnh Tông phải bắt bừa một người để cảnh cáo nhưng cũng chỉ cản được việc phá phách nhà cửa.
C. Trịnh Tông bị kiêu binh đe doạ sẽ phế truất nếu như còn lắm lời.
D. Cả A và B.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Những chi tiết sau đây tập trung thể hiện rõ nhất điều gì?
“- Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy xuống, rồi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ.
- Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương [...] bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thuỷ Quân.
- Chỉ trong chốc lát, nhà cửa của Quận Huy bị phá tan tành, một mảnh ngói cũng không còn.
- Phàm các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí, những viên quan hầu mọi ngày có tính nghiệt ngã mà quân lính vẫn ghét, lúc ấy cũng đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.”
A. Sức mạnh tàn bạo, mù quáng của kiêu binh
B. Triều đại phong kiến lâu đời rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy sụp
C. Trịnh Cán bị kiêu binh phế truất
D. Trịnh Tông bất lực trước đám kiêu binh
Câu 2: Qua miêu tả, so sánh cảnh chúa đăng quang với việc “giỡn quả cầu”, “rước pho tượng Phật”, các tác giả thể hiện thái độ gì đối với Trịnh Tông?
A. Châm biếm kín đáo
B. Phỉ báng công khai
C. Phê phán kịch liệt
D. Tôn kính, trân trọng
Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh dưới đây cho thấy Quận Huy và các đại thần bị động, lúng túng, không đề phòng, thiếu mưu lược đối phó. Câu nào không đúng?
A. Qua cuộc đối thoại giữa Quận Huy với các quan ở trong triều cho thấy Quận Huy biết tai hoạ sắp xảy ra nhưng không lường hết mức độ của tai hoạ, chủ quan, liều chết: đã biết trước (“Ngày mai có biến...”), ở thái độ liều chết (“Nhưng tôi chết cũng có dăm ba mạng đi theo”)
B. Chủ quan, khinh xuất gạt ngoài tai lời khuyên “đi trốn”, “bắt bọn gian”, chủ động “tự vệ” của người nhà
C. Đêm ấy, Quận Huy ngủ trong phủ “được canh phòng cẩn mật với những tinh binh, cấm quân hàng đầu.”
D. Các quan không nắm được tình hình, hoàn toàn bị động (“nhìn nhau ngơ ngác”).
Câu 4: Những chi tiết, hình ảnh dưới đây cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy. Câu nào không đúng?
A. Khi lâm vào tình thế tai hoạ, bị kiêu binh bao vây, uy hiếp thì Quận Huy “mở toang cửa tiếp chiến, không sợ bất cứ ai”.
B. Quận Huy viết tờ khải, tỏ thái độ trung thành và tinh thần “liều chết” (“Nếu dẹp được..., nhược bằng không dẹp được, tôi cũng xin liều chết...) cưỡi voi thị oai trước đám lính nhưng nhanh chóng rơi vào tình thế bi đát, bị cô lập, bất lực, cùng đường (sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ,...);
C. Cuối cùng “bị giết chết ngay tại chỗ”;
D. Em Quận Huy là Lý Vũ hầu cũng bị quân lính đánh chết.
Câu 5: Đâu là một bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện hoặc nhân vật?
A. Lúc quân lính đến hội họp, bàn về việc ấy không ai là không hăng.
B. Thế tử mừng lắm, bèn sai Dự Vũ làm cơm rượu, mời bọn biện lại trong đám thân quân tới đánh chén.
C. Xưa nay, thói đời vẫn hay phao nhảm, chưa chắc việc đó đã có thật. Mà dù có đi nữa thì cứ để thong thả rồi cũng tra ra, chúng nó trốn đi đằng nào được.
D. Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho đoạn phân tích sau:
“Thái độ mỉa mai kín đáo của người kể chuyện thể hiện rõ nhất khi miêu tả việc kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi chúa: “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật. Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chặp. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.” Thái độ mỉa mai kín đáo thể hiện ngầm qua các so sánh. Lễ đăng quang ngôi chúa đáng lẽ phải trang nghiêm nhưng qua cách miêu tả của tác giả thì không phải vậy.”
Đoạn phân tích trên sai ở điểm nào?
A. Đoạn phân tích không sai.
B. Thái độ mỉa mai mà được thể hiện rõ ràng nhất phải là ở đoạn giới thiệu Bằng Vũ.
C. Đoạn trích dẫn lời người kể chuyện không đúng.
D. Thái độ mỉa mai khí đáo đúng ra phải là thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ.
Câu 2: Dưới đây là những ý chứng minh quan điểm, thái độ của người kể chuyện là khách quan và đáng tin cậy. Ý nào không đúng?
A. Người kể chuyện không trực tiếp dự phần vào cuộc chính biến, không dính líu về mặt tình cảm hay có quyền lợi chính trị liên quan đến các phe phái xung đột.
B. Người kể chuyện tỏ rõ thái độ bênh vực phe của Quận Huy - phe chính nghĩa, có thành kiến với phe của Trịnh Tông – phe gian tà.
C. Các nhận xét, bình luận của người kể chuyện về nhân vật và sự việc là có cơ sở thực tế
D. Người kể chuyện đóng vai trò như người quan sát từ bên ngoài, bình tĩnh, chừng mực và kín đáo trong cách nhận xét, miêu tả, tường thuật sự kiện và nhân vật.
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Kiêu binh nổi loạn