Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 7_văn bản 2_lính đảo hát tình ca trên đảo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 2_lính đảo hát tình ca trên đảo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

BÀI 7: THƠ TỰ DO

VĂN BẢN 2: LÍNH ĐẢO HÁT TÌNH CA TRÊN ĐẢO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo”?

A. Trần Đăng Khoa

B. Nguyễn Đình Thi

C. Hoài Vũ

D. Chu Thuỳ Liên

Câu 2: Bài thơ có thể được chia ra làm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Hai khổ thơ đầu nói về điều gì?

A. Sức gió ở Trường Sa

B. Người dân ở Trường Sa

C. Vị trí của Trường Sa trên bản đồ Việt Nam

D. Sự chuẩn bị sân khấu

Câu 4: Hai khổ thơ 3 và 4 nói về điều gì?

A. Ngoại hình của những người lính

B. Tâm hồn của những người lính

C. Tính cách của những người lính

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Sáu khổ thơ cuối nói về điều gì?

A. Hình tượng người lính đảo

B. Khúc tình ca của người lính đảo

C. Tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người lính đảo

D. Cả A và B.

Câu 6: Khổ thơ nào thể hiện sự lạc quan, tinh nghịch của người lính đảo?

A. 1, 2

B. 2, 3

C. 8, 9

D. 9, 10

Câu 7: Khổ thơ nào thể hiện sự suy tư sâu lắng của người lính đảo?

A. 3, 4

B. 5

C. 5, 6

D. 7, 8

Câu 8: Khổ thơ nào thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của người lính đảo?

A. 1, 2, 3

B. 4, 5, 6

C. 8, 9

D. 10

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bài thơ viết về ai?

A. Những người lính trong kháng chiến chống Mỹ

B. Những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

C. Những người lính trên đảo Phú Quốc, một nơi tươi đẹp, sắc màu.

D. Tác giả của bài thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ mười khổ

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Tác giả

B. Người yêu của người lính đảo

C. Người lính đảo

D. Không có

Câu 4: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt?

A. Họ đều không tắm.

B. Họ đều mặc áo dành cho hải quân.

C. Họ đều trọc đầu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Thông hiểu. Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này?

A. Do người lính phải tắm bằng nước biển.

B. Do nước ngọt ở đảo khan hiếm.

C. Do họ đều là những người lính.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong sáu khổ thơ cuối là gì?

A. Điệp ngữ

B. So sánh

C. Đối lập

D. Nhân hoá

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu thơ nào thể hiện sự đối lập giữa giai điệu và nội dung lời ca?

A. Những giai điệu ngang tàng như gió biển / Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi.

B. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa / Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

C. Thôi lặng yên nghe có gì đang sóng sánh / Hoá ra là sư cụ hát tình ca

D. Cả A và B.

Câu 2: Khổ thơ thứ 6 thể hiện sự đối lập giữa:

A. Giấc mơ lãng mạn với thực tế chỉ có những người lính đảo một mình.

B. Giấc mơ riêng của cá nhân và lí tưởng chung của dân tộc.

C. Gương mặt em dịu dàng và không gian thiên nhiên dữ dội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Những hình ảnh đối lập trong sáu khổ thơ cuối gợi cho ta cảm nhận như thế nào về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính?

A. Họ có một lí tưởng cao đẹp về tinh thần dân tộc hoà chung với tình yêu đôi lứa nồng nàn mãnh liệt khi đang có một cuộc sống khó khăn.

B. Họ phải sống một cuộc sống vất vả, khổ sở, điều đó khiến họ rơi vào tình cảnh éo le là không có người yêu nên những người lính phải yêu nhau.

C. Họ có một tâm hồn lãng mạn, bay bổng, khát khao tình yêu lứa đôi dù đang trong tình cảnh lẻ loi, chỉ có những người lính làm bạn với nhau, xung quanh mênh mông sóng nước.

D. Cả A và C.

Câu 4: Dạng điệp nào được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9?

A. Điệp từ

B. Điệp ngữ

C. Điệp cấu trúc

D. Điệp câu cú

Câu 5: Phép điệp được sử dụng thành công như thế nào trong hai khổ thơ 8 và 9?

A. Nó gợi cho người đọc sự sôi nổi, mãnh liệt của bài hát đang được thể hiện.

B. Nó cho người đọc thấy giọng hát âm vang, mạnh mẽ

C. Nó gợi cho người đọc cảm nhận về người đang cất lên giai điệu: hát bằng tất cả trái tim, cảm xúc, tình yêu dành cho “em”, cho Tổ quốc, hoà tiếng hát vào không gian rộng lớn của trời, biển,…

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ta có thể nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ?

A. Trang nghiêm, tuân theo những mệnh lệnh của hải quân

B. Giản dị, đời thường, đậm chất khẩu ngữ, mang cách nói của người lính

C. Hồn nhiên, tinh nghịch nhưng cũng đầy táo bạo, tham vọng, ước mơ

D. Cả B và C.

Câu 2: Cho đoạn phân tích sau:

“Các câu thơ: “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế / Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu...” đem lại sự thú vị, bất ngờ vì liên tưởng độc đáo của tác giả. Sự liên tưởng này bắt nguồn từ sự tưởng tượng phong phú. Về đêm, thuỷ triều lên, bãi cát thu hẹp lại. Người lính say sưa biểu diễn, nhập tâm hồn mình vào khúc tình ca, dường như quên cả xung quanh. Khi lời hát ngân lên chót vót, họ mới “bàng hoàng” nhìn lại phía sau. Những tảng “đá trọc đầu” vốn nằm trong sóng nước, giờ hiện ra lô nhô trên bãi cát.”

Đoạn phân tích trên sai ở điểm nào?

A. Các câu thơ này đúng phải là gợi ra cho người đọc tình thế khó khăn của người lính đảo.

B. Sự liên tưởng này đúng ra phải bắt nguồn từ thực tế. Về đêm, thuỷ triều đúng phải là xuống và bãi cát mở rộng ra.

C. Người lính trong bài thơ lúc này đúng phải là đang nghỉ ngơi.

D. Đoạn phân tích không có điểm gì sai.

=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Lính đảo hát tình ca trên đảo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay