Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 8_văn bản 3_đừng gây tổn thương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 3_đừng gây tổn thương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN 3: ĐỪNG GÂY TỔN THƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thể loại của văn bản “Đừng gây tổn thương” là:

A. Văn bản nghị luận văn học

B. Văn bản nghị luận xã hội

C. Văn bản lịch sử

D. Văn bản phóng sự

Câu 2: Đâu không phải là một ví dụ của cái mà tác giả gọi là “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”?

A. Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay đang được giới thiệu

B. Đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu hỏi

C. Không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận

D. Coi nhẹ lời gợi ý của bạn thân về công việc quan trọng cả hai đang tham gia thực hiện

Câu 3: Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?

A. Lời nói của chúng ta có thể gây tổn thương cho người khác.

B. Suy nghĩ mà chúng ta nên có trước khi nói.

C. Hậu quả của việc gây tổn thương bằng lời nói.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tác giả cho rằng trả lời các câu hỏi ở đầu phần 2 một cách trung thực có thể mang đến điều gì?

A. Sự tàn nhẫn trong lời nói của chúng ta hằng ngày.

B. Phác hoạ đơn giản về vị trí của chúng ta trong thế giới này.

C. Hiểu biết về cách xây dựng lối sống đẹp.

D. Cả B và C.

Câu 5: Tác giả cho rằng biểu hiện nào trên khuôn mặt có thể làm tổn thương người khác?

A. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi nơi khác

B. Cái nhếch mép

C. Đôi môi trễ xuống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tác giả cho rằng những câu bình luận mỉa mai của chúng ta thường xuất phát từ đâu?

A. Bản chất xấu xa, hèn hạ

B. Quan niệm cũ kĩ, lỗi thời.

C. Cảm xúc nhất thời hay sự thiếu suy nghĩ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Phương pháp giải quyết vấn đề chúng ta tỏ ra ác ý trong giao tiếp là gì?

A. Tập trung trí óc.

B. Tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe.

C. Hãy trở thành một phóng viên và rèn luyện ăn nói hằng ngày.

D. Cả B và C.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bằng chứng mà tác giả đưa ra cho phương pháp giải quyết vấn đề chúng ta tỏ ra ác ý trong giao tiếp là gì?

A. Câu chuyện người phóng viên tỏ ra bất mãn với cách bán báo vô văn hoá của một kẻ đã nghèo đói.

B. Câu chuyện “ăn miếng trả miếng”.

C. Câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một kẻ bán báo vô văn hoá.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”?

A. Là việc chúng ta không thể hiện sự chú tâm, dù là những điều nhỏ nhặt

B. Là một nghiên cứu về cách cư xử thiếu tử tế của tổ chức Heart Math.

C. Là tỏ ra thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử

D. Là quan niệm về một cách xây dựng lối nói gây thuyết phục bằng bạo lực

Câu 3: Nghiên cứu của tổ chức Heart Math trong văn bản là:

A. Một luận điểm

B. Một lí lẽ

C. Một bằng chứng

D. Một kết luận

Câu 4: Cách lí giải “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ” có gì đặc biệt?

A. Không có gì đặc biệt.

B. Tác giả không trả lời mà đặt lại một câu hỏi, điều này nhằm nhấn mạnh tính chất của vấn đề.

C. Tác giả tự hỏi và tự trả lời, điều này khiến cho hình thức của văn bản trở nên khác biệt, hấp dẫn.

D. Cả B và C.

Câu 5: Nội dung cam kết ở phần 3 là gì?

A. Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng.

B. Mỗi ngày chúng ta sẽ không gây tổn thương cho người khác.

C. Mỗi ngày chúng ta cần trau dồi kiến thức về ứng xử.

D. Cả A và B.

Câu 6: Dưới đây là những lợi ích của việc không làm tổn thương người khác. Điều nào không đúng?

A. Giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản cả về thể chất lẫn tinh thần.

B. Giúp chúng ta có thêm những kiến thức mới về giao tiếp, ứng xử để giúp chúng ta thành công trong tương lai.

C. Giúp chúng ta không còn phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả như thế nào đối với người khác.

D. Giúp chúng ta có một cảm giác hạnh phúc và bình yên mỗi ngày.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đọc đoạn “Đừng nói với người khác … mang lại lợi ích cho tất cả mọi người”. Đoạn văn này cho thấy tác giả muốn thuyết phục người đọc điều gì?

A. Nên “ăn miếng trả miếng” ngay với những kẻ đã có hành động không tử tế đối với bạn

B. Nên chọn cách ứng xử thật công bằng đối với những người yếu đuối và thiếu suy nghĩ

C. Nên chọn cách ứng xử nhân ái, khoan dung ngay cả đối với người không tốt với mình

D. Nên đáp trả bằng thái độ tương tự khi kẻ nào đó cố tình làm ta xấu mặt trước mọi người

Câu 2: Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Heart Math về “sự ảnh hưởng của cách cư xử thiếu tử tế đối với tình trạng thể chất con người” được tác giá dẫn ra nhằm mục đích gì?

A. Khẳng định cách cư xử thiếu văn hoá (thô lỗ) gây tổn thương cho cả hai bên giao tiếp: người nói và người nghe

B. Khẳng định cách cư xử thiếu văn hoá (thô lỗ) không gây tổn hại cho người nói, mà chỉ gây tác hại với người nghe

C. Khuyến nghị các công ty cần phải xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn cho công nhân

D. Khuyến nghị mỗi người cần phải tự quan tâm chính mình về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

Câu 3: Tác giả đã nêu ra vấn đề gì qua phần 1?

A. Lời nói chính mới chính là thứ gây ra tổn thương thân thể cho người khác.

B. Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện có thể gây tổn thương cho người khác.

C. Gây tổn thương cho người khác qua lời nói là một việc làm không nên.

D. Chúng ta có thể gây ra tổn thương cho người ngay cả khi không xâm phạm hay gây thương tích.

Câu 4: Cách nêu vấn về của tác giả có gì đặc biệt?

A. Tác giả giải thích về sự tổn thương ở dạng ẩn, điều này gợi cho người đọc những điều mới mẻ.

B. Tác giả phân ra hai đoạn, một đoạn nói đến những biểu hiện về sự tổn thương bằng lời nói trong cuộc sống hàng ngày, một đoạn tổng hợp lại vấn đề.

C. Tác giả đặt ra câu hỏi, điều này vừa gợi ra vấn đề cần bàn vừa tạo nên sự tương tác với người đọc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?

A. Có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với mọi người trong cuộc sống ngày nay vì nó giúp mỗi người nhận thức được những hành vi và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, đồng thời tự làm tổn thương sức khoẻ và thể chất của chính mình.

B. Có ý nghĩa quan trọng vì nó gây ra sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của con người, biến mỗi người chúng ta thành những con người quý phái, sang trọng, lịch thiệp.

C. Có ý nghĩa sống còn vì đây là một vấn đề liên quan đến tinh thần của con người, nếu không được giải quyết tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Qua bài viết chúng ta cũng tìm ra được những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu không phải một vấn đề gây ra tổn thương cho người khác mà tác giả đề cập đến trong phần 2?

A. Những biểu hiện trên gương mặt

B. Sự ác ý trong giao tiếp

C. Sự thô lỗ trong giao tiếp

D. Hình thức lời nói không hợp lí

Câu 2: Nội dung chính của phần 2 là gì?

A. Những tính chất của lời nói gây tổn thương.

B. Quan điểm khoa học về sự tổn thương dạng ẩn nấp.

C. Những biện pháp để giải quyết vấn đề được đặt ra.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay