Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 13 - Bài 3 - Bàn tay cô giáo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 13 - Bài 3 - Bàn tay cô giáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 13: CÙNG EM SÁNG TẠOBÀI 3: BÀN TAY CÔ GIÁOA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì?
A. Cảnh bình minh
B. Cảnh bình minh trên biển
C. Cảnh sóng biển
D. Cảnh hoàng hôn trên biển
Câu 2: Trong mắt các bạn nhỏ, đôi bàn tay cô trông như thế nào?
A. Rất đẹp
B. Rất mềm mại và khéo léo
C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ
D. Rất nhanh nhẹn
Câu 3: Ai là người cắt dán bức tranh trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”?
A. Cô giáo
B. Học sinh
C. Cô giáo cùng học sinh
D. Phụ huynh học sinh
Câu 4: Trong bài thơ, cô giáo cắt dán với những tờ giấy màu gì?
A. Màu xanh, đỏ và vàng
B. Màu trắng, đỏ và xanh
C. Màu trắng, đỏ và đen
D. Màu vàng, tím và đen
Câu 5: Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã gấp gì?
A. Một cánh chim
B. Bầu trời
C. Chiếc thuyền
D. Cả A, B, C
Câu 6: Tờ giấy màu đỏ cô cắt thành hình gì?
A. Sóng lượn
B. Mặt trời
C. Mặt nước
D. Mặt trăng
Câu 7: Tờ giấy màu xanh cô cắt gì?
A. Cây lá
B. Nước và sóng biển
C. Hoa quả
D. Cỏ
Câu 8: Vì sao lại nói “Biết bao điều lạ/ Từ bàn tay cô.”?
A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường
B. Vì các bạn nhỏ chưa được nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ
C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
D. Cả A, B, C
Câu 9: Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì?
A. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn mĩ thuật
B. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thủ công
C. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn âm nhạc
D. Cô giáo dạy bạn nhỏ môn thể dục
Câu 10: Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
A. Bức tranh biển cả qua đôi bàn tay của cô giáo trở nên đẹp và lạ thường
B. Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo
C. Giờ học của các em thật thú vị, khám được biết bao điều mới mẻ
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Cô giáo đã tạo những gì từ những tờ giấy màu?
A. Chiếc thuyền
B. Mặt trời
C. Mặt nước
D. Cả A, B, C
Câu 2: Từ ngữ cho thấy cô giáo tạo ra bức tranh rất nhanh và rất khéo trong bài thơ là?
A. thoắt
B. mềm mại
C. như phép mầu nhiệm
D. Cả A, B, C
Câu 3: Từ ngữ cho thấy những sản phẩm cô giáo làm ra rất đẹp có trong bài thơ là?
A. Chiếc thuyền xinh quá
B. Mặt trời đã phô
C. Mặt nước dập dềnh
D. Cả A, B, C
Câu 4: Câu thơ “Cô gấp cong cong/ Thoắt cái đã xong/ Chiếc thuyền xinh quá” cho em thấy điều gì về hình ảnh trong bức tranh của cô giáo?
A. Hình ảnh cho thấy cô giáo rất khéo tay
B. Hình ảnh cho thấy mọi sản phẩm được làm ra từ bàn tay cô rất khéo léo và tinh tế
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Bài thơ nói về điều gì?
A. Chiếc thuyền cô giáo gấp rất xinh
B. Bình minh, mặt biển thật đẹp
C. Cô giáo của em rất khéo tay
D. Cả A, B, C
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Bức tranh của cô giáo trong bài thơ “Bàn tay cô giáo” có thể được đặt tên như thế nào?
A. Bức tranh diệu kì
B. Biển và nắng
C. Bình minh trên biển.
D. Con thuyển và biển khơi
Câu 2: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng minh họa cho bài thơ “Bàn tay cô giáo”?
Câu 3: Đoạn thơ sau đây nói về nghề nghiệp gì?
“Mời mẹ ngồi yên lặng
Để “bác sĩ” khám cho
Chắc lại đi đầu nắng
Bệnh này là bệnh ho
Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi”
(Lê Ngân)
A. Giáo viên
B. Bác sĩ
C. Kĩ sư
D. Doanh nhân
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bài thơ nào sau đây nói về thầy cô?
A. Người Lái Đò (Nghĩa Trần)
B. Người đưa đò năm cũ (Ánh Tuyết)
C. Nhớ mãi lời cô (Phan Thị Tuyết Vân)
D. Cả A, B, C
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau
“Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô ...”
A. Như tay chị cả
B. Như tay mẹ hiền
C. Khéo quá
D. Đáp án khác
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 3: bàn tay cô giáo (tiết 8)