Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 2 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động_ Câu kể - dấu chấm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 2 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động_ Câu kể - dấu chấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
VÀO NĂM HỌC MỚITUẦN 2BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM, HOẠT ĐỘNG - CÂU KỂ - DẤU CHẤMA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM, HOẠT ĐỘNG - CÂU KỂ - DẤU CHẤMA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Câu kể (câu trần thuật) là những câu được dùng để làm gì?
A. Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
B. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
C. Nêu yêu cầu, mong muốn hoặc nguyện vọng của mình.
D. Cả A và B
Câu 2: Cuối câu kể thường có dấu gì?
A. dấu chấm
B. dấu hỏi
C. dấu chấm than
D. dấu phẩy
Câu 3: Đọc lại đoạn văn sau và cho biết mỗi câu trong đoạn dùng để làm gì?
1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. | a. Nêu ý kiến nhận định. |
2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. | b. Kể sự việc. |
3. Chúng tôi vui sướng như phát dại nhìn lên trời. | c. Tả cánh diều |
4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. | d. Tả tiếng sáo diều |
5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. | e. Kể sự việc và nói lên tình cảm. |
A. 1 - b, 2 - c, 3 - e, 4 - d, 5 – a
B. 1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b, 5 – e
C. 1 - b, 2 - e, 3 - c, 4 - d, 5 – a
D. 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 – a
Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể?
A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm.
B. Răng em đau, phải không?
C. Ôi, răng đau quá!
D. Em về nhà đi.
Câu 5: Câu kể nào dưới đây nói về việc con làm hằng ngày sau khi đi học về?
A. Hằng ngày, sau khi đi học về, em lại giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
B. Ở lớp học, chúng em lúc nào cũng hăng say và nỗ lực học tập!
C. Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường làm gì?
D. Tối nào, sau bữa ăn, em cũng giúp mẹ lau bàn, rửa bát sạch sẽ đúng không?
Câu 6: Câu kể nào dưới đây nói về tả chiếc bút con đang dùng?
A. Em rất thích chiếc bút máy mẹ tặng quá là đẹp!
B. Chiếc bút máy đẹp quá!
C. Chiếc bút máy này viết rất trơn, mực ra đều, nét thanh nét đậm rõ ràng.
D. Chiếc bút bi này của ai nhỉ?
Câu 7: Câu kể nào trình bày ý kiến về tình bạn?
A. Bạn thân nhất của cậu là ai?
B. Bạn là người mà ta có thể sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.
C. Nếu là bạn bè thì sẽ không bỏ rơi nhau mỗi khi gặp khó khăn đúng không?.
D. Chiều nay mấy giờ cậu đến trường?
Câu 8: Dưới đây câu nào là câu kể nào nói về việc niềm vui khi đạt điểm tốt?
A. A! Mẹ ơi con được 10 điểm Toán ạ!
B. Nhận được điểm 10 môn toán, em rất mừng và chạy về khoe với mẹ.
C. Giờ trả bài kiểm tra, em rất vui và có chút xúc động vì được cô giáo tuyên dương trước lớp.
D. Ngày mai, em bước vào kì thi học sinh giỏi.
Câu 9: Xác định câu kể trong đoạn văn sau
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ.
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ."
A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Tất cả các câu trong đoạn văn
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Câu kể Ai là gì? Được dùng để làm gì?
A. Cho biết hành động của một người, một vật nào đó.
B. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
C. Bày tỏ tình cảm với một người, một vật nào đó.
D. Giới thiệu về một người, một vật nào đó.
Câu 2: Tìm câu kể Ai là gì? Trong câu dưới đây
Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của con người vào việc chế tạo.
Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Cả A và B
D. Không có câu kể trong đoạn văn
Câu 3: Tìm câu kể Ai là gì? trong bài thơ dưới đây
“Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời
Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch.
Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách”
A. Từ “Lịch”
B. Cả đoạn 1
C. Câu “Mười ngón tay là lịch” và câu “Lịch lại là trang sách”
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Câu kể trong đoạn văn sau là?
“Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp. Thật tuyệt vời khi em được mang cặp mới tới trường!”
A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Cả A và B
Câu 5: Cuối các câu kể ở đoạn văn trên có gì đặc biệt?
A. Có dấu chấm
B. Ngắt nghỉ đúng nhịp
C. Có dấu chấm than
D. Có dấm chấm phẩy
Câu 6: Trong câu kể “Ai là gì?” Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì?
A. và
B. đã
C. là
D. vì
Câu 7: Hoàn chỉnh câu sau “Vị ngữ thường do ……………. tạo thành.”
A. động từ (hoặc cụm động từ)
B. tính từ (hoặc cụm tính từ)
C. danh từ (hoặc cụm danh từ)
D. động từ và tính từ
Câu 8: Tìm câu kể trong câu thơ sau “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.”
A. Người là Cha
B. Người là Cha, là Bác, là Anh
C. Quả tim
D. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Câu 9: Câu kể trong câu thơ sau là câu nào?
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.”
A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Câu A và C
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu kể sau “Người là Cha, là Bác, là Anh”
A. Người
B. Là Cha, là Bác, là Anh
C. Là Cha
D. Không có vị ngữ
Câu 2: Xác định vị ngữ trong câu kể sau “Quê hương là chùm khế ngọt”
A. Là chùm khế ngọt
B. Quê hương
C. Là chùm
D. Khế ngọt
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu kể?
A. Hùng vui tính nhất lớp.
B. Chú em nhổ cỏ.
C. Chị hai đang hái mận.
D. Em rất thích cái này!
Câu 2: Câu kể nào dưới đây nói về việc em làm hằng ngày sau khi đi học về?
A. Em đang vui chơi
B. Em thức dậy lúc năm giờ sáng
C. Em quét nhà giúp bố mẹ
D. Em có một quyển sách mới