Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 5 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Thiếu nhi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 5 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Thiếu nhi . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 5: NHỮNG BÚP MĂNG NON

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIẾU NHI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Những từ nào dưới đây dùng để chỉ trẻ em?

A. Thanh nhiên

B. Trung niên

C. Thiếu nhi, nhi đồng, trẻ con

D. Thiên nhiên

Câu 2: Những từ nào dưới đây dùng để chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em?

A. yêu thương

B. quý mến

C. vỗ về

D. Cả A, B, C

Câu 3: Những từ nào sau đây chỉ tính nết trẻ em?

A. Ngây thơ

B. Hiền lành

C. Lễ phép

D. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu là từ chỉ hoạt động học tập của trẻ em?

A. xinh xắn

B. mũm mĩm

C. đáng yêu

D. học Toán

Câu 5: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm trong câu sau “Lý Nam Đế là vị vua sáng lập ra nhà Tiền Lý.”

A. Nhà Tiền Lý là ai?

B. Vị vua sáng lập ra nhà Tiền Lý là ai?

C. Lý Nam Đế là ai?

D. Lý Nam Đề lập ra nhà Tiền Lý như thế nào?

Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm trong câu sau “Mô-da là nhà soạn nhạc thiên tài của nước Áo thế kỉ thứ XVIII”?

A. Mô – da là nhà soạn nhạc thiên tài của nước Áo ở thế kỉ bao nhiêu?

B. Tên của nhà soạn nhạc thiên tài nước Áo thế kỉ thứ XVIII là gì?

C. Mô – da là nhà soạn nhạc thiên tài đến từ nước nào?

D. Mô – da là ai?

Câu 7: Trong câu “Cha của Mô – da là người chơi đàn vi – ô – lông nổi tiếng”, bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) là?

A. Mẹ của Mô - da

B. Người chơi đàn vi – ô – lông nổi tiếng

C. Cha của Mô – da

D. Đàn vi – ô – lông

Câu 8: Câu “Nô-ben là nhà hóa học vĩ đại người Thụy Điển” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. A, B đều đúng

D. A, B đều sai

Câu 9: Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của thiếu nhi, nhi đồng?

A. Trong giờ học còn hay nói chuyện.

B. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp.

C. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần.

D. Ích kỷ, không đoàn kết, hay khoe khoang

Câu 10: Trong câu “Nô-ben là nhà hóa học vĩ đại người Thụy Điễn”, bộ phận Ai (cái gì, con gì) là?

A. Nhà hóa học

B. Người Thụy Điển

C. Nô-ben

D. Nhà hóa học vĩ đại

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Em sẽ học tập chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra tới”

A. Em sẽ làm gì?

B. Em sẽ học tập như thế nào cho bài kiểm tra tới?

C. Tại sao em phải học tập chăm chỉ hơn?

D. Em phải làm gì để chuẩn bị cho bài kiểm tra tới?

Câu 2: Câu nào sau đây không nói về hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng?

A. Bạn Nhật có chiếc áo mới thật xinh xắn.

B.  Bạn Linh chăm chỉ học tập.

C. Bạn Mai luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt.

D. Lớp 3A có tinh thần đoàn kết cao.

Câu 3: Câu nào sau đây không nói về hoạt động học tập của trẻ em?

A. Thiếu nhi cùng nhau vẽ tranh về Tổ quốc.

B. Các thiếu niên hăng hái tham gia đọc sách

C. Bác Lan hàng xóm đang đi chợ

D. Bọn trẻ xúm lại cùng chơi Ô ăn quan

Câu 4: Viết câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong câu sau “Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.”

A. Ai là người mẹ thứ hai của em?

B. Tại sao nói cô giáo là người mẹ thứ hai của em?

C. Cô giáo là ai?

D. Mẹ của em là ai?

Câu 5: Viết câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong câu sau “Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam”

A. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam là ai?

B. Bác Hồ là ai?

C. Bác Hồ là người như thế nào?

D. Bác Hồ làm gì?

Câu 6: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì?

A. Bạn Thanh tham gia vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

B. Bé con đi đâu sớm thế?

C. Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Viết câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau “Đác-uyn là nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh”

A. Nhà sinh vật học người Anh có nổi tiếng không?

B. Nhà sinh vật học nổi tiếng là gì?

C. Ai là một nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh?

D. Nhà sinh vật học là gì?

Câu 2: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Viết câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau “Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam”

A. Đâu là thủ đô của nước Việt Nam?

B. Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu?

C. Thủ đô của nước Việt Nam là gì?

D. Hà Nội là gì?

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau đây “ Em cảm thấy rất xúc động bởi tấm lòng yêu thiếu niên, nhi đồng của Bác.”

A. Tại sao em cảm thấy xúc động?

B. Em cảm thấy xúc động bởi ai?

C. Em cảm thấy như thế nào trước tấm lòng yêu thiếu niên, nhi đồng của Bác?

D. Tầm lòng yêu thiếu niên, nhi đồng của Bác như thế nào?

Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ sau

“ Trẻ em như ...,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

                                                                        (Hồ Chí Minh)

A. búp trên cành

B. bông hoa

C. bầy con cưng

D. búp măng non

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay