Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 1 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Học Tập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 1 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Học Tập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

VÀO NĂM HỌC MỚI

TUẦN 1

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ HỌC TẬP

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Các từ ngữ sau đây, từ ngữ nào chỉ môn học?

A. Bút

B. Sách

C. Âm nhạc

D. Vở

Câu 2: Trong các từ ngữ dưới đây từ ngữ nào chỉ đồ dùng học tập?

A. Toán

B. Sách, vở

C. Mĩ thuật

D. Tiếng anh

Câu 3: Các từ ngữ dưới đây, từ ngữ nào chỉ hoạt động học tập?

A. Nghịch nước

B. Nô đùa

C. Nói chuyện

D. Đọc sách

Câu 4: Các câu sau, câu nào nói về đồ dùng học tập?

A. Các học sinh cầm gậy đánh nhau

B. Thể dục là môn yêu thích của em

C. Em đang đọc sách ở thư viện

D. Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới

Câu 5: Các câu sau câu nào nói giới thiệu về môn học?

A. Môn toán là môn yêu thích nhất của em

B. Em đang nô đùa ở sân trường

C. Em và bạn em đang chơi đá cầu

D. Sách vở của em được cất ở trong cặp

Câu 6: Câu nào dưới đây nói về hoạt động học tập?

A. Em đang đá cầu dưới đường

B. Em đang đọc sách trên thư viện

C. Bạn em và em đang đi chơi

D. Sách vở của em mới mua

Câu 7: Các đồ vật em có thể thấy trên đường đến trường gồm?

A. Máy bay

B. Quả bóng

C. Ô tô

D. Kẹo mút

Câu 8: Mục đích học tập của học sinh là ...... học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội. Điền vào dấu chấm (....)

A. phương pháp

B. cách thức

C. nỗ lực

D. kiên trì

Câu 9: Hoạt động nào thể hiện học sinh không có mục đích học tập?

A. Học bài cũ và soạn bài mới.

B. Học tiếng anh thông qua bài hát và phim.

C. Bỏ học đi chơi điện tử.

D. Nhờ bạn giảng bài khó.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nhóm từ nào sau đây chỉ môn học?

A. Bút mực, thước kẻ, tẩy, hộp bút

B. Sách vở, bàn ghế

C.  Viết bài, đọc bài, thảo luận

D. Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Tự nhiên và xã hội

Câu 2: Nhóm từ nào sau đây chỉ đồ dùng học tập?

A. Bút mực, thước kẻ, tẩy, hộp bút

B. Sách vở, bàn ghế

C.  Viết bài, đọc bài, thảo luận

D. Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Tự nhiên và xã hội

Câu 3: Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là… tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Trong dấu “…” đó là?

A. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

B. Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.

C. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức.

D. Chăm ngoan, học giỏi.

Câu 4: Nhóm từ nào sau đây chỉ hoạt động học tập?

A. Bút mực, thước kẻ, tẩy, hộp bút

B. Sách vở, bàn ghế

C. Viết bài, đọc bài, thảo luận

D. Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Tự nhiên và xã hội

Câu 5: Câu nào sau đây giới thiệu về một môn học?

A. Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới.

B. Em đọc sách ở thư viện.

C. Em học Tiếng Anh qua bài hát.

D. Âm nhạc là môn học em yêu thích.

Câu 6: Câu nào sau đây nói về một hoạt động học tập?

A. Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới.

B. Em đọc sách ở thư viện.

C. Em học Tiếng Anh qua bài hát.

D. Âm nhạc là môn học em yêu thích.

Câu 7: Câu nào sau đây nhận xét về một đồ dùng học tập?

A. Sách vở của em còn thơm mùi giấy mới.

B. Em đọc sách ở thư viện.

C. Em học Tiếng Anh qua bài hát.

D. Âm nhạc là môn học em yêu thích.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới

“Bác Hồ rất yêu thiếu nhi”

A. Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ

B. Rất yêu thiếu nhi Bác Hồ

C. Bác Hồ thiếu nhi rất yêu

D. Đáp án khác.

Câu 2: Em hãy sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới

“Bạn thân nhất của em là Thu”

A. Thu là bạn thân nhất của em

B. Em là bạn thân nhất của Thu

C. Bạn than nhất là Thu của em

D. Đáp án khác.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu sau đây

“- Em tên là gì”

“- Em học lớp mấy”

“- Em thật chăm chỉ”

A. Em tên là gì? Em học lớp mấy? Em thật chăm chỉ!

B. Em tên là gì! Em học lớp mấy? Em thật chăm chỉ?

C. Em tên là gì? Em học lớp mấy! Em thật chăm chỉ!

D. Em tên là gì? Em học lớp mấy? Em thật chăm chỉ?

Câu 2: Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của quá trình học tập?

“Trong hành trang bước vào tương lai, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. Tóm lại, việc học tập là hành trình bắt buộc để sau này thành công và có một tương lai tươi sáng.”

A. đam mê nhiệt huyết, nghiêm túc, lâu dài

B. chăm chỉ, bền bỉ, kiên trì

C. kiến thức, kỹ năng, cách đối nhân xử thế

D. Cả A, B đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay