Trắc nghiệm tin học 7 chân trời Bài 6: văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tin học 7 chân trời Bài 6:  văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 6:  VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.    NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào?

A. Thư điện tử                               

B. Mạng xã hội         

C. Tin nhắn điện thoại                   

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là?

A. Nói lời xúc phạm người đó.

B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.

C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

D. Đe dọa người bắt nạt mình.

Câu 3: Nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng

C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?

A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng

B. Hiểu người khác một cách rõ ràng.

C. Giữ mối quan hệ tết để có thể tiếp tục giao tiếp.

D. Tất cả những điều trên.

Câu 5: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu

B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an

C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng. 

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Thực hiện những điều nào sau đây sẽ giúp em phòng tránh nghiện Internet

A. Chỉ truy cập Internet khi có mục đích rõ ràng.

B. Tự giác tuân thủ quy định về thời gian sửu dụng Internet một cách hợp lí của bản thân.

C. Không thức khuya, trốn học để lên mạng.

D. Cả A, B, C

Câu 8: Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì?

A. Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

B. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

C. Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

Cây 9: Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?

A. Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.

B. Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.

C. Cả 2 ý A và B đều chưa đúng.

D. Ý kiến khác.

Câu 10: Thông tin có nội dung xấu là gì?

A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.

B. Thông tin kích động bạo lực.

C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.

Câu 11: Những phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến hiện nay là

A. Gọi điện thoại

B. Nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội

C. Gửi thư chuyển phát nhanh qua bưu điện

D. Nói chuyện trực tiếp

Câu 12: Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?

A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.

B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.

C. Kết bạn với những người mình không quen biết.

D. Cả B, C đều đúng.

Câu 13: Những điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet?

A. Tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài trời nhiều hơn.

B. Đặt kế hoạch sử dụng thời gian thích hợp và nghiêm túc với nó.

C. Thời gian rảnh nên đọc sách, tụ tập với bạn bè chứ không ngồi trước máy tính.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Những kênh nào sau đây là kênh trao đổi thông tin trên internet?

A. Thư điện tử.

B. Diễn đàn.

C. Mạng xã hội.

D. Cả A, B và C.

Câu 15: Những hạn chế của mạng xã hội đó là?

A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào

những thông tin sai lệch

B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực

C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân

D. Tất cả các phương án trên

Câu 16: Những tác hại của bệnh nghiện internet là?

A. Sức khỏe suy giảm, đau mắt, mỏi mắt dẫn đến cận thị.

B. Ngại giao tiếp, sợ đám đông.

C. Thành tích học tập/làm việc kém hiệu quả.

D. Cả A, B, C

Câu 17: Học sinh phổ thông cần lưu ý gì khi tham gia mạng xã hội?

A.  Các em cần có sự hỗ trợ và cho phép của cha mẹ, thầy cô giáo khi sử dụng mạng xã hội vì các em vẫn là trẻ vị thành niên, thể chất và tinh thần của các em chưa phát triển toàn diện, do đó rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.

B. Trang bị những kiến thức cần thiết

C.  Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi

thông tin trên Intemet.

D. Tất cả các phương án trên.

                

Câu 18: Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, học sinh cần có những hành động cụ thể nào sau đây?

A. Không nói những từ ngữ gây xúc phạm và ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

B. Không đùa cợt quá đáng khi đăng ảnh của một người khác lên mạng.

C. Không nói xấu, nói bậy gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác.

D. Tất cả các phương án

Câu 19: Các biểu hiện của bệnh nghiện Internet là

A. Sử dụng Internet quá nhiều giờ trong ngày.

B. Thức rất khuya và không rời khỏi máy tính.

C. Thay đổi tâm trạng và thường xuyên bồn chồn khi không được sử dụng Internet.

D. Tất cả các câu trả lời đều đúng.

Câu 20: Thông tin trên Intemet được liên tục cập nhật, chúng tồn tại với nhiều dạng khác nhau như

A. Dạng văn bản

B. Dạng hình ảnh, âm Tiến

C. Dạng video, phần mềm....

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Giao tiếp qua mạng chỉ có lợi.

B. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều rủi ra, hạn chế.

C. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế.

D. Không nên giao tiếp qua mạng.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là?

A. Giao tiếp gặp gỡ trực tiếp chúng ta có thể diễn tả bằng lời nói, hoạt động, cải thiện kĩ năng giao tiếp, nói chuyện mặt đối mặt,...

B. Gặp gỡ qua mạng có thể trò chuyện ở bất cứ đầu, không cần mặt đối mặt, có thể suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, không sợ cảm xúc của mình bị bộc lộ ra ngoài.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?

A. Giao tiếp trên mạng người ta sẽ không thể nhìn thấy mặt của nhau

B. Giao tiếp trên mạng không lo sợ bị mang tiếng xấu

C. Giao tiếp trên mạng có thể sử dụng tên giả, ảnh giả mà không bị người khác phán xét.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?

A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.

B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.

C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

Câu 5: Việc làm nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp qua mạng?

A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.

B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,...văn minh, lịch sự.

C. Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

D. Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây là truy cập hợp lệ?

A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác.

B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác.

C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực.

D. Kết nối vào mạng không dây của nhà trường cung cấp miễn phí cho học sinh.

Câu 7: Những việc nào sau đây em nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?

A. Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.

B. Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.

C. Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

D. Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Sự theo dõi, nhắc nhở của người thân là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

B. Ý thức tự giác của bản thân là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

C. Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng Internet là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

D. Cả A, B, C

Câu 9: Việc làm nào sau đây là không nên khi giao tiếp qua mạng?

A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.

B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.

C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

D. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai về hậu quả của việc nghiện Internet?

A. Giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.

B. Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút.

C. Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.

D. Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chuyện.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Tiến nghỉ học nên đã mượn vở của Long để chép bài. Tiến đọc được trong vở mật khẩu hộp thư điện tử của Long. Tiến sử dụng mật khẩu đó để mở và xem thư điện tử của Long. Em suy nghĩ gì về việc làm của Tiến?

A. Việc Tiến truy cập vào hộp thư điện tử của Long khi chưa được Long cho phép là không hợp lệ.

B. Việc Tiến truy cập vào hộp thư điện tử của Long khi chưa được Long cho phép là cách ứng xử không đúng

C. Việc Tiến truy cập vào hộp thư điện tử của Long khi chưa được Long cho phép không ảnh hưởng gì tới quyền lợi của Long.

D. Cả A và B

Câu 2: Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ làm gì?

A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.

B. Nhờ bạn giúp đỡ đe dọa lại người bắt nạt mình

C. Xúc phạm người bắt nạt mình.

D. Âm thầm chịu đựng.

Câu 3: Em nên làm gì khi thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen?

A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết

B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự

C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay

D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi

Câu 4: Theo em, không nên làm những việc nào dưới đây?

A. Xóa thư điện tử, tin nhắn, bài viết có nội dung xấu được gửi đến tài khoản của em.

B. Không truy cập vào liên kết trong thư điện tử, tin nhắn có nội dung không phù hợp.

C.  Gửi cho bạn bè địa chỉ trang web có thông tin không phù hợp em gặp trên mạng.

D. Đóng ngay cửa sổ trình duyệt khi thấy trang web có nội dung không phù hợp.

Câu 5: Nếu nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lời tin nhắn ngayB. Là một ứng dụng chia sẻ miễn phí ảnh.

B. Không chấp nhận kết bạn và không Trả lời tin nhắn

C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn

D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi

Câu 6: Tình huống nào sau đây là truy cập không hợp lệ?

A. Tại phòng thực hành Tin học, khi mở máy tính, Hoa thấy tài khoản email của một bạn khác đang mở (bạn này đã quên thoát khỏi hộp thư). Hoa đã thực hiện ngay thao tác thoát khỏi hộp thư của bạn đó.

B. Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu.

Câu 7: Khi sử dụng Facebook, em nên kết bạn với những ai?

A. Bất kỳ người nào mình tò mò, muốn biết thông tin.

B. Người mình thực sự biết và tin tưởng.

C. Bất kỳ người nào gửi lời mời kết bạn.

D. Kết bạn ngẫu nhiên để có thật nhiều bạn bè.

Câu 8: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào dưới đây?

A. Bình luận xấu về người khác.

B. Giao lưu, học hỏi bạn bè.

C. Chia sẻ những bài viết về học tập, làm việc tích cực.

D. Tìm kiếm tài liệu.

Câu 9: Khi truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Mở video đó và xem

B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó

C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì

D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn

Câu 10: Khi trò chuyện trên mạng em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam

B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng

C. Khi nói chuyện với bất kì ai

D. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, ...

                                         

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Chọn phương án đúng nhất về các cách phòng tránh nghiện Internet trong bảng dưới đây

A. a, c, d, e

B. e, f, g

C. a, b, d, e, g

D. b, c, e, i, k

Câu 2: Theo em tình huống nào sau đây là truy cập hợp lệ?

A. Truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook của người khác khi biết được tài khoản đăng nhập và mật khẩu.

B. Truy cập vào các liên kết do thầy có gửi để lấy tài liệu học tập.

C. Sử dụng máy tính, điện thoại của bạn khi chưa biết bạn có đồng ý hay không.

D. Truy cập vào trang web có nội dung kích động bạo lực, cổ xuý cho hành vi thiếu văn hoá, vô cảm.

Câu 3: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

A. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.

B. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.

C. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.

D. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Câu 4: Cho các ý sau

(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.

(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.

(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.

(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.

Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là

A. (1), (3) và (4).

B. (1), (2), (3) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1), (2) và (4).

Câu 5: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?

A. Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.

B. Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.

C. Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.

D. Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay