Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo Bài 14: Thuật toán sắp xếp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14_Thuật toán sắp xếp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 14: THUẬT TOÁN SẮP XẾP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?

A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.

B. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách.

C. Di chuyển số nhỏ nhất về đầu danh sách.

D. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất chưa sắp xếp và đưa về vị trí đầu tiên của dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.

 

Câu 2: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?

A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn.

B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.

C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

D. Cả A, B và C.

Câu 3: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào?

A. Thay thế.

B. Thay đổi.

C. Hoán đổi.

D. Cả A, B và C.

Câu 4: Định nghĩa sau là của thuật toán sắp xếp nào?

“Thuật toán sắp xếp dãy phần tử (không giảm hay không tăng) bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự”.

A. Sắp xếp chọn.

B. Sắp xếp nổi bọt.

C. Sắp xếp chèn.

D. Sắp xếp nhanh.

Câu 5: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số tăng dần bằng cách nào dưới đây?

A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.

B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 6: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:

A. Đầu đến cuối

B. Cuối đến đầu

C. Giữa đến đầu

D. Giữa đến cuối

Câu 7: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:

A. So sánh.

B. Đổi chỗ.

C. So sánh và đổi chỗ.

D. Đổi chỗ và xoá.

Câu 8: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?

A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.

B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên.

C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau liên tục đến khi dãy số được sắp xếp.

D. So sánh lần lượt từ phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm.

Câu 9: Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:

A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.

B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.

C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.

D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.

Câu 10: Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:

A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.

B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.

C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.

D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Lựa chọn phương án đúng.

Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu:

A. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

B. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

C. Số đứng trước lớn hơn hay bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

D. Số đứng sau nhỏ hơn số đứng trước cho đến khi dãy số được sắp xếp.

 

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về thuật toán sắp xếp chọn?

A. Thuật toán thực hiện việc chọn số lớn nhất trong dãy chưa được sắp xếp.

B. Đưa số nhỏ nhất chưa được sắp xếp về vị trí đầu tiên của dãy chưa được sắp xếp.

C. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất chưa sắp xếp và đưa về vị trí đầu tiên của dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.

D. Thực hiện sắp xếp dãy phần tử không giảm (hoặc không tăng).

Câu 3: Chọn phát biểu đúng:

A. Hai thuật toán sắp xếp nổi bọt và sắp xếp chọn đều được chia thành những bài toán nhỏ để giải quyết.

B. Với sắp xếp chọn, phạm vị của dãy chưa sắp xếp hẹp dần sau mỗi lần lặp.

C. Sắp xếp giúp việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 4: Chỉ ra phương án sai.

Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

A. Giúp công việc đơn giản hơn.

B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.

C. Làm cho công việc trở nên phức tạp.

D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.

Câu 5: Với thuật toán sắp xếp chọn, ở mỗi vòng lặp, ta di chuyển được mấy số về đúng thứ tự của nó trong dãy số.

A. 1 số

B. 2 số

C. 3 số

D. Tùy từng dãy số

Câu 6: Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?

A. Dãy số có giá trị giảm dần.

B. Dãy số có giá trị tăng dần.

C. Dãy số có giá trị không thay đổi.

D. Dãy số có giá trị thay đổi.

Câu 7: Lựa chọn phương án đúng.

Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số giảm dần bằng cách lặp đi lặp lại quá trình:

A. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.

B. Chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.

C. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 8: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?

A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.

B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.

C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.

D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.

Câu 9: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?

A. Vẫn còn cặp phần tử liền kế không đúng thứ tự mong muốn.

B. Dãy chưa được sắp xếp tăng dần.

C. Dãy chưa được sắp xếp giảm dần.

D. Cả A, B và C.

Câu 10: Trong các bài toán sau, đâu là bài toán sắp xếp:

A. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự tăng dần.

B. Tìm ra bạn có điểm cao nhất trong bảng điểm môn tin của lớp 7C.

C. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự giảm dần.

D. Cả A và C

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu ra của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:

A. Dãy số chưa được sắp xếp.

B. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần.

C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 2: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3: Bài toán: Em hãy thực hiện sắp xếp các bạn trong tổ em theo thứ tự chiều cao không giảm. Với bài toán này em có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nào?

A. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt

B. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp chọn

C. Có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn

D. Không thể sử dụng hai thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn

Câu 4: Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15

A. 19, 16, 15, 18.

B. 16, 19, 15, 18.

C. 19, 15, 18, 16.

D. 15, 19, 16, 18.

Câu 5: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:

A. Dãy số chưa được sắp xếp

B. Dãy số đã được sắp xếp

C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần

D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần

Câu 6: Dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy sau tăng dần, sau khi thực hiện bước thứ 2 ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 8, 25

A. 19, 16, 25, 8.

B. 16, 19, 25, 8.

C. 8, 25, 19, 16.

D. 8, 16, 19, 25.

 

Câu 7:Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn ở vòng lặp số 2 thì số nhỏ nhất được tìm thấy là số nào?

A. 20

B. 21

C. 17

D. 19

 

Câu 8: Với dãy số được sắp xếp từ trên xuống dưới lần lượt là: 19, 16, 18, 15. Khi sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt. Quá trình lặp được thực hiện mấy lần?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

 

Câu 9: Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn thì kết quả sau vòng lặp 1 là:

A. 20, 21, 17, 19

B. 17, 21, 20, 19

C. 17, 19, 20, 21

D. Không có đáp án đúng

 

Câu 10: Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy chữ cái “c, g, q, a, h, m” theo thứ tự tăng dần. Ở vòng lặp đầu tiên ta sẽ đổi vị trí của chữ cái nào?

A. c.

B. g.

C. q.

D. a.

 

Câu 11: Cho dãy chưa sắp xếp sau: 20, 21, 17, 19. Kết quả sau vòng lặp 1 khi sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy trên theo thứ tự tăng dần?

A. 17, 20, 21, 19.

B. 17, 21, 20, 19.

C. 17, 19, 20, 21.

D. 17, 19, 21, 20.

Câu 12: Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần, kết thúc bước thứ 3 ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 64, 25, 12, 22, 11

A. 11, 25, 12, 22, 64.

B. 11, 12, 25, 22, 64.

C. 11, 12, 22, 25, 64.

D. 12, 22, 11, 25, 64.

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18.  Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.

A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20.

B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

Câu 2: Em hãy sắp xếp các bước sau đây theo đúng thứ tự để hoàn thành công việc hoán đổi chất lỏng đựng trong hai cốc A và B (sử dụng cốc C không đựng gì là cốc trung gian).

a) Đỗ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.

b) Đỗ chất lỏng từ cốc C sang cốc B.

c) Đổ chất lỏng trong cốc A sang cốc C.

A. a → c → b

B. b → c → a

C. c → a → b

D. c → b → a

Câu 3: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào?

A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ

B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy

C. Khi ai > ai + 1

D. Tất cả các phương á

=> Giáo án tin học 7 chân trời bài 14: thuật toán sắp xếp (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay