Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo Bài 10: Sử dụng hàm để tính toán

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10_Sử dụng hàm để tính toán. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 10: SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Trong phần mềm bảng tính, hàm là gì?

A. Là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc nhất định.

B. Là công thức có sử dụng địa chỉ ô tính.

C. Là công thức có sử dụng khối tính.

D. Là công thức không sử dụng địa chỉ ô tính.

Câu 2: Cách viết hàm trong MS Excel như thế nào?

A. <tên hàm>(<các tham số của hàm>)

B. =<tên hàm>(<các tham số của hàm>)

C. =<tên hàm>,<tên ô tính>(<các tham số của hàm>)

D. =<tên hàm>(<các tham số của hàm>),<tên ô tính>

Câu 3: Hàm nào có tính năng tính tổng của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm?

A. AVERAGE

B. MAX

C. MIN

D. SUM

Câu 4: Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:

A. Dấu chấm (.)

B. Dấu chấm phẩy (;)

C. Dấu phẩy (,)

D. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Trong Microsoft Excel, hàm MAX dùng để:

A. Tính tổng các giá trị được chọn.

B. Tính trung bình cộng của các giá trị được chọn.

C. Tìm giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được chọn.

D. Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn.

Câu 6: Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Luôn cách nhau 1 hàng trên.

C. Luôn cách nhau 1 hàng dưới.

D. Cả B và C.

Câu 7: Hàm COUNT có tính năng gì?

A. Tính trung bình cộng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

B. Đếm các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

C. Tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

D. Tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

Câu 8: Khi sử dụng hàm:

A. Có thế sao chép hàm như sao chép công thức.

B. Không thể sao chép hàm như sao chép công thức.

C. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa công thức.

D. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa dữ liệu cụ thể.

Câu 9: Các tham số của hàm có thể là?

A. Số

B. Địa chỉ ô

C. Địa chỉ vùng dữ liệu

D. Cả A, B và C

Câu 10: Cách sử dụng hàm nào sau đây là đúng?

A. = {}

B. = ()

C. = []

D. = {-}

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?

A. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.

B. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).

C. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).

D. Không phải làm nào cũng có thể sao chép được.

 

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tham số của hàm chỉ có thể là địa chỉ ô tính hay địa chỉ khối ô tính.

B. Tham số của hàm có thể là địa chỉ các ô tính.

C. Tham số của hàm có thể là địa chỉ khối ô tính.

D. Tham số của hàm có thể là dữ liệu cụ thể.

Câu 3: Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?

A. =SUM(2,5,7).

B. =Sum(A3,C3:F3).

C. =SuM(10,15,b2:B10).

D. =sum“D2:08”.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.

B. Có thể sao chép hàm bằng lệnh Copy, Paste hoặc sử dụng tính năng tự động điền dữ liệu (Autofil).

C. Các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.

D. Các tham số của hàm thường cách nhau bởi dấu phẩy (,), tham số có thể là dữ liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.

Câu 5: Cho các bước sau:

1. Mở dải lệnh Home

2. Chọn ô tính chứa kết quả

3. chọn hàm và chọn khối ô tính

4. Nháy chuột vào mũi tên bên phải nút lệnh Cho các bước sau:</b> trong nhóm lệnh Editing

5. Gõ Enter

Sắp xếp sao cho đúng các bước nhập hàm vào ô tính?

A. 2 – 1 – 4 – 3 – 5.

B. 2 – 4 – 1 – 3 – 5.

C. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

D. 1 – 2 – 4 – 3 – 5.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?

A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.

B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.

C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.

D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Câu 7: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?

A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.

B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.

C. Bỏ qua các ô tính trống.

D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.

Câu 8: Hãy sắp xếp các bước theo thứ tự đúng để nhập hàm trực tiếp vào ô tính.

(a) Gõ dấu =.

(b) Gõ phím Enter.

(c) Chọn ô tính cần nhập hàm.

 (d) Nhập tên hàm, các tham số của hàm (đặt trong cặp ngoặc tròn).

A. a – c – d – b.

B. b – a – d – b.

C. c – a – d – b.

D. c – d – a – b.

Câu 9: Câu nào dưới đây sai?

A. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kí tự.

B. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kiểu số.

C. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu tiền tệ.

D. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính trống.

Câu 10: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.

B. Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm không thay đổi.

C. Tương tự như nhập công thức vào ô tính, ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.

D. Tham số của hàm có thể là các dữ liệu cụ thể, các địa chỉ ô tính, các địa chỉ khối ô tính và thường cách nhau bởi dấu chấm than.

Câu 11:Các viết hàm nào sau đây không đúng?

A. SUM(5+A4+A6)

B. =MAX (7, 9, B4, D9)

C. =MIN(B3:F8)

D. =COUNT(E4:E8)

Câu 12:Tham số của hàm có thể là:

A. Các dữ liệu cụ thể

B. Các địa chỉ ô tính

C. Các địa chỉ khối ô tính

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Khi tính toán trên các ô tính:

A. Các hàm chỉ tính toán trên các ô tính dữ liệu.

B. Các hàm bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ.

C. Các hàm bỏ qua các ô tính trống.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Kết quả của công thức =MIN(2,5)+MAX(3,7) là:

A. 10

B. 9

C. 8

D. 12

Câu 2: Tại ô A1 chứa giá trị là 12, B2 chứa giá trị 14. Tại C2 ta gõ công thức =MAX(A1,B2) thì kết quả tại ô C2 là:

A. 14

B. 26

C. 13

D. 0

Câu 3: Kết quả của ô tính A7 là gì nếu ô A7 là hàm SUM(A1:A6), biết giá trị của ô A1 đến A6 lần lượt từ 1 đến 6?

A. 1.

B. 6.

C. 21.

D. 25.

 

Câu 4: Cách viết tên hàm tính trung bình cộng của các ô tính A1, A2, A3, A4 là:

A. =AVERAGE(A1, A2, A3, A4)

B. =AVERAGE(A1: A4)

C. =AVERAGE(A1+A2+A3+A4)/4

D. Cả A và B

 

Câu 5: Cách viết hàm tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm là:

A. =SUM(số 1, số 2, …)

B. =AVERAGE(số 1, số 2, …)

C. =MAX(số 1, số 2, …)

D. =MIN(số 1, số 2, …)

 

Câu 6: Trong bảng điểm môn Tin học, để tính điểm trung bình môn Tin cho mỗi học sinh và tìm ra học sinh có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta cần sử dụng lần lượt các hàm nào?

A. AVERAGE, SUM, COUNT

B. AVERAGE, MAX, MIN

C. MAX, MIN, COUNT

D. SUM, MAX, MIN

Câu 7: Để tính tổng các ô từ C3 đến C7, phương án nào sau đây là đúng?

A. =SUM(C3-C7).

B. =SUM(C3:C7).

C. =SUM(C3...C7).

D. =TONG(C83:7).

Câu 8: Để tính trung bình của 2 số 7 và 9 thì công thức nào dưới đây là đúng?

A. =7+9:2

B. =(7+9):2

C. =7+9/2

D. =(7+9)/2

Câu 9: Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai?

A. = 5^2 + 6*101

B. = 6*(3+2)

C. = 2(3+4)

D. = 1^2 + 2^2

Câu 10: Để đếm số các giá trị số có trong vùng A2:A5 thì em sử dụng hàm nào?

A. =AVERAGE(A2:A5)

B. =SUM(A2:A5)

C. =MIN(A2:A5)

D. =COUNT(A2:A5)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Một ô tính được nhập nội dung =SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6). Vậy kết quả là bao nhiêu sau khi em nhấn Enter?

A. 11

B. 12

C. 13

D. Kết quả khác

Câu 2: Cho dữ liệu các ô tính như sau: A1=20, B2=18, C9=15. Tại ô D2 có công thức =MIN(A1,B2,C9), thì ô D2 sẽ có giá trị là bao nhiêu?

A. 53

B. 20

C. 15

D. 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay