Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 1: Bài 18 - Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1: Bài 18 Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNGBÀI 18: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Giá trị của biểu thức 289+35:7 là
A. 636
B. 546
C. 294
D. 656
Câu 2: Giá trị của biểu thức 42:2+7 là
A. 21
B. 12
C. 13
D. 24
Câu 3: Giá trị của biểu thức 989-6×9 là
A. 534
B. 935
C. 632
D. 643
Câu 4: Biểu thức nào sau đây có giá trị là 30
A. 120-30×3
B. 48:2+50
C. 4×6-12
D. 69:3+1
Câu 5: Giá trị của biểu thức 18+20×5 là
A. 44
B. 148
C. 124
D. 118
Câu 6: Câu nào đúng
A. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện phép tính nào trước cũng được
B. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, nhân thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
C. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
D. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái
Câu 7: Giá trị của biểu thức 7+43×2 là
A. 104
B. 89
C. 59
D. 93
Câu 8: Tính giá trị biểu thức 600:3-50
A. 145
B. 200
C. 150
D. 84
Câu 9: Giá trị biểu thức 72:8-6 là
A. 18
B. 28
C. 36
D. 3
Câu 10: Câu nào đúng
A. Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính cộng, trừ trước; rồi thực hiện các phép tính nhân, chia sau
B. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
C. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái
D. Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau
Câu 11: Biểu thức 396:3-120 có kết quả là
A. 12
B. 231
C. 118
D. 23
Câu 12: Biểu thức 9+45:9 bằng
A. 10
B. 14
C. 20
D. 6
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Giá trị của biểu thức nào nhỏ nhất
A. 261+400:2
B. 286:2+15
C. 21×4-2
D. 310×3-110
Câu 2: Giá trị các biểu thức 125-82+7; 40:5-8 theo thứ tự là
A. 40 và 0
B. 64 và 50
C. 50 và 0
D. 50 và 5
Câu 3: Giá trị các biểu thức 72:9+10 và 80:2+35 theo thứ tự là
A. 62 và 80
B. 18 và 75
C. 90 và 52
D. 52 và 90
Câu 4: Khối lớp ba của một trường tiểu học có 6 lớp, mỗi lớp có 41 học sinh và một lớp có 45 học sinh. Hỏi khối lớp ba của trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh?
A. 374 học sinh
B. 360 học sinh
C. 269 học sinh
D. 291 học sinh
Câu 5: Giá trị của biểu thức nào bằng 90
A. 20×4+30
B. 50+80:2
C. 100:5+60
D. 100-40×2
Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 40×2+27-58…56:8+18+23
A. <
B. =
C. >
D. Không so sánh được
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho bài toán “Tổ một làm được 8 sản phẩm bằng lá khô. Tổ hai làm được gấp hai lần tổ một. Hỏi cả hai tổ làm được tất cả bao nhiêu sản phẩm”. Phép tính đúng để tìm số sản phẩm của cả hai tổ là
A. 5+8×2
B. 8+8+5
C. 8+9×2
D. 8+8×2
Câu 2: Quan sát tranh và chọn đáp án đúng
A. cân nặng của 5 túi vải và 1 quả đu đủ là 3×5+1
B. cân nặng của 5 quả dưa hấu và 4 túi vải là 5×4+2×4
C. cân nặng của 1 quả đu đủ, 3 túi vải và 3 quả dưa hấu là 2×1+3×3+3×3
D. cân nặng của 3 quả đu đủ, 4 túi vải và 2 quả dưa hấu là 2×3+3×4+4×2
Câu 3: Thầy giáo có 35 quyển vở, thầy thưởng cho 6 học sinh, mỗi bạn 3 quyển vở. Hỏi sau khi thưởng thầy giáo còn lại bao nhiêu quyển vở?
A. 19 quyển vở
B. 18 quyển vở
C. 17 quyển vở
D. 22 quyển vở
Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 13+4×3=⋯-13
A. 50
B. 28
C. 38
D. 40
Câu 5: Câu nào đúng
A. 70-15+35=90
B. 35+12:2=45
C. 50:5×2=40
D. 8+2×5=50
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tú và Long cùng gấp các ngôi sao. Mỗi giờ, Tú gấp được 10 ngôi sao và Tú gấp được nhiều hơn Long 2 ngôi sao. Hỏi cả hai bạn đã gấp được bao nhiêu ngôi sao trong 3 giờ?
A. 42 ngôi sao
B. 66 ngôi sao
C. 58 ngôi sao
D. 54 ngôi sao
Câu 2: Tổng của hai số là số liền trước của số lớn chẵn lớn nhất có hai chữ số. Hỏi nếu thêm vào số hạng thứ nhất 18 đơn vị và bớt đi của số hạng thứ hai 9 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu?
A. 121
B. 109
C. 108
D. 106
=> Giáo án toán 3 chân trời bài: Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo)