Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 1: Bài 19 - Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1:Bài 19 - Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 19: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1:  Cho biểu thức 64:(54-46)×3. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là

A. Trừ, nhân, chia

B. Nhân, chia, trừ

C. Trừ, chia, nhân

D. Chia, trừ, nhân

Câu 2: Giá trị của biểu thức 42:(2×3)+5 là

A. 31

B. 21

C. 12

D. 24

Câu 3: Giá trị của biểu thức 56-(35-17) là

A. 34

B. 38

C. 4

D. 63

Câu 4: Biểu thức nào sau đây có giá trị là 28

A. (6+8)×2

B. 48:(2×3)

C. 4×6+45:9

D. 69:3×2

Câu 5: Giá trị của biểu thức 18-6+22:2 là

A. 44

B. 14

C. 24

D. 23

Câu 6:  Câu nào sai

A. Trong biểu thức có dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

B. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

C. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, nhân thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

D. Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

Câu 7: Giá trị của biểu thức (24+16):4 là

A. 30

B. 6

C. 20

D. 10

Câu 8: Tính giá trị biểu thức 66:(3×2)

A.  45

B. 44

C. 11

D. 84

Câu 9: Giá trị biểu thức 72:(9×1) là

A. 18

B. 28

C. 38

D. 8

Câu 10: Câu nào đúng

A. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nào trước cũng được

B. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

C. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái

D. Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

Câu 11:  Biểu thức 598-(178+265) có kết quả là

A. 155

B. 231

C. 118

D. 685

Câu 12: Thứ tự thực hiện phép tính 36:(24-15)+3 là

A. Trừ, cộng, chia

B. Trừ, chia, cộng

C. Chia, trừ, cộng

D. Cộng, trừ, chia

Câu 13: Tính giá trị biểu thức 80-(30+25) được kết quả là

A. 25

B. 35

C. 50

D. 75

Câu 14: Tính giá trị biểu thức (72-67)×8 được kết quả là

A. 40

B. 35

C. 50

D. 75

Câu 15: Tính giá trị biểu thức 50:(10:2) được kết quả là

A. 10

B. 35

C. 50

D. 75

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1:  Giá trị của biểu thức nào nhỏ nhất

A. (200+400):3

B. 250:(2×5)

C. 33:3+81:9

D. 20×(4:2)

Câu 2: Giá trị các biểu thức 126-81:9+7; 40:(5×8) theo thứ tự là

A. 5 và 1

B. 1 và 116

C. 117 và 1

D. 50 và 54

Câu 3: Mỗi bao thóc cân nặng 20 kg, mỗi bao ngô cân nặng 50 kg. Hỏi 5 bao thóc và 2 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

A.  560 kg

B. 200 kg

C. 350 kg

D. 210 kg

Câu 4: Một đoàn có 63 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng ba xe ô tô nhỏ và một xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 6 học sinh, số học sinh còn lại đi ô tô to. Nêu biểu thức tính số học sinh đi ô tô to?

A. 63-6×2

B. 63+6×2

C. 63-6

D. 63-6×3

Câu 5: Giá trị của biểu thức nào lớn hơn 90

A. 2×(30-20)

B. (70+80):2

C. 100:5+60

D. (100-80)×2

Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 49+37-48…56-18+53

A. >

B. =

C. <

D. Không so sánh được

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Viết biểu thức sau “88 trừ đi 9 rồi cộng với 50”

A. 88-(9+50)

B. 88+9-50

C. 89+50

D. 88-9+50

Câu 2: Tìm tổng của hai số. Biết rằng số hạng thứ nhất là 46, số hạng thứ nhất lớn hơn số hạng thứ hai 16 đơn vị.

A. 66

B. 58

C. 86

D. 76

Câu 3: Thầy giáo có 125 quyển vở, thầy thưởng cho 5 học sinh, mỗi bạn 8 quyển vở và tặng thêm cho bạn lớp trưởng 4 quyển vở nữa. Hỏi sau khi thưởng thầy giáo còn lại bao nhiêu quyển vở?

A. 89 quyển vở

B. 18 quyển vở

C. 81 quyển vở

D. 85 quyển vở

Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm (13+7)×5=⋯-13×2

A. 150

B. 120

C. 126

D. 214

Câu 5: Để chuẩn bị quà tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, Trang xếp vào mỗi túi 1 quyển truyện và 4 quyển vở. Hỏi 10 túi như vậy có bao nhiêu quyển truyện và vở?

A. 50 quyển

B. 40 quyển

C. 55 quyển

D. 45 quyển

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Giá trị của biểu thức

 2-3+4-5+6-7+8-9+10-11+12-13+14-15+50 là

A. 57

B. 53

C. 47

D. 43

Câu 2: Bạn Lan đếm thấy có 40 chú vịt dưới ao. Sau đó có 15 chú vịt từ dưới ao đã lên bờ. Hỏi số vịt dưới ao nhiều hơn số vịt trên bờ là bao nhiêu con?

A. 20

B. 15

C. 25

D. 10

=> Giáo án toán 3 chân trời bài: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay