Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 2: Bài 27 Nhân nhẩm, chia nhẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm
Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 2: Bài 27 - Nhân nhẩm, chia nhẩm

CHƯƠNG II: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1 000

BÀI 27: NHÂN NHẨM, CHIA NHẨM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1:  20+20+20=?

A. 20×3

B. 3×20

C. 20×20

D. 20:3

Câu 2: 2 chục khối lập phương được lấy 3 lần là

 

A. 2 chục×3

B. 3 chục×2

C. 1 chục×6

D. 6 chục×1

Câu 3: Kết quả của phép tính 30×3 là

A.  60

B. 70

C. 80

D. 90

Câu 4: Tính nhẩm

 

A. 30

B. 40

C. 50

D. 60

Câu 5: Tính nhẩm

 

A. 60

B. 70

C. 80

D. 90

Câu 6:  Tính nhẩm

 

A. 50

B. 60

C. 70

D. 80

Câu 7: Quan sát tranh và chọn phép nhân thích hợp

 

A. 4×20

B. 20×5

C. 20×4

D. 20×20

Câu 8: Quan sát tranh và chọn phép tính thích hợp

 

A.  8×10

B. 10+10+10+10+10+10+10

C. 10×8

D. 10×10

Câu 9: Phép tính nào có kết quả lớn nhất

A. 20×3

B. 30×5

C. 10×9

D. 50×7

Câu 10: Phép tính nào có kết quả nhỏ nhất

A. 10×9

B. 20×2

C. 30×7

D. 40×5

Câu 11:  Phép tính nào có kết quả là số lẻ

A. 40×5

B. 20×6

C. 50×2

D. Không có phép tính nào có kết quả là số lẻ trong ba phép tính trên

Câu 12: Tích của 40 và 6 bằng

A. 120

B. 240

C. 300

D. 250

Câu 13: Số thích hợp điền vào chỗ chấm trong phép tính 30×…=150 là

A.  3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 14: Quan sát tranh và chọn phép tính thích hợp

 

A. 90:3=30

B. 900:3=300

C. 90:30=3

D. 900:300=3

Câu 15: Kết quả của phép tính 800:100 là

A. 100

B. 200

C. 8

D. 16

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Mỗi khay có 20 chiếc bánh. Hỏi 3 khay có bao nhiêu chiếc bánh?

 

A. 60 chiếc

B. 50 chiếc

C. 40 chiếc

D. 30 chiếc

Câu 2: Mỗi sọt có 20 kg khoai lang. Hỏi 5 sọt có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam khoai lang?

 

A. 150 kg

B. 200 kg

C. 100 kg

D. 20 kg

Câu 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm sau 50×6…7×50

A.  <

B. >

C. =

D. Không so sánh được

Câu 4: Mẹ mua về lọ phấn rôm, loại 50 g. Sau một tháng sử dụng cân nặng phấn rôm trong lọ giảm đi 5 lần. Hỏi trong lọ còn bao nhiêu gam phấn rôm?

A. 10 kg

B. 10 g

C. 20 g

D. 4 g

Câu 5: Một quả dưa hấu nặng 3 kg. Hỏi 20 quả dưa hấu nặng bao nhiêu?

A. 50 kg

B. 23 kg

C. 60 kg

D. 70 kg

Câu 6: Mỗi túi có 30 kg khoai tây. Hỏi 4 túi như thế có bao nhiêu ki-lô-gam khoai tây?

A. 34 kg

B. 90 kg

C. 120 kg

D. 200 kg

Câu 7: Bác Sáng thu hoạch được 80 quả bí ngô, bác chia đều vào 4 chuyến xe để chở hết số quả bí ngô về nhà. Hỏi mỗi chuyến xe chở bao nhiêu quả bí ngô?

A. 10 quả

B. 15 quả

C. 30 quả

D. 20 quả

Câu 8: Thừa số thứ nhất là 5, tích là 500, thừa số thứ hai là

A. 300

B. 10

C. 200

D. 100

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Ba quả mít nặng 10 kg. Hỏi 30 quả mít cân nặng bao nhiêu?

A. 300 kg

B. 100 kg

C. 200 kg

D. 500 kg

Câu 2: Túi muối 20 kg, chị Hoa đóng thành các túi nhỏ hơn, mỗi túi 3 kg. Hỏi chị Hoa đóng được nhiều nhất mấy túi như thế và thừa mấy ki-lô-gam muối?

A. 6 túi và thừa 3 kg

B. 7 túi và không thừa

C. 6 túi và thừa 2 kg

D. 7 túi và thừa 1 kg

Câu 3: Một trận đấu được chia làm 4 hiệp bằng nhau, mỗi hiệp 10 phút. Khi tới một nửa thời gian của hiệp thứ hai, họ đã thi đấu được bao nhiêu phút?

A. 15 phút

B. 20 phút

C. 10 phút

D. 25 phút

Câu 4: Một chú thỏ có 18 củ cà rốt, mỗi ngày chú ăn 3 củ. Chú thỏ ăn củ cà rốt thứ 9 vào ngày thứ 5. Hỏi chú thỏ bắt đầu ăn vào thứ mấy?

A. thứ sáu

B. thứ ba

C. thứ tư

D. thứ hai

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Một lớp học khiêu vũ có 10 bạn nam và 10 bạn nữ. Có bao nhiêu cách chọn 1 cặp gồm 1 bạn nam và 1 bạn nữ ?

A. 10

B. 20

C. 100

D. 40

Câu 2: Em ăn một nửa số bánh quy trong hộp sau bữa sáng và một nửa phần còn lại sau bữa trưa. Em tiếp tục ăn một nửa phần còn lại sau bữa tối. Còn lại 3 bánh quy. Hỏi ban đầu có tất cả bao nhiêu cái bánh quy?

A. 36 cái

B. 12 cái

C. 24 cái

D. 27 cái

Câu 3: Tính nhanh 25×2×4×5

A. 800

B. 500

C. 2000

D. 1000

=> Giáo án toán 3 chân trời tiết: Nhân nhẩm, chia nhẩm (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay