Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CĐ2 bài 1: Lực và gia tốc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 bài 1: Lực và gia tốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?
A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.
C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.
D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng
Câu 2: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?
A. Không thay đổi dù độ lớn của lực thay đổi.
B. Tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.
C. Tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.
D. Không xác định được.
Câu 3: Đơn vị cơ bản trong hệ SI của gia tốc là
A. m/s.
B. m/s2.
C. s/m.
D. m.s.
Câu 4: Một niutơn là độ lớn của:
A. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.
B. Một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.
C. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 g.
D. Một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 g.
Câu 5: Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn như thế nào?
A. Độ lớn như nhau
B. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
D. Không xác định được.
Câu 6: Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ
A. Ngả người sang bên trái.
B. Ngả người về phía sau.
C. Đổ người về phía trước.
D. Ngả người sang bên phải
Câu 7: Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng:
A. Lực mà hai đầu dây tác dụng lên hai tay của em học sinh là hai lực cân bằng.
B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.
C. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên đây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 8: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 9: Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:
A. m.
B. inch.
C. Dặm.
D. Hải lí.
Câu 10: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chỉ chịu lực nâng của sàn.
C. Chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.
D. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 12: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?
A. Không thay đổi dù độ lớn của lực thay đổi.
B. Tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.
C. Tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.
D. Không xác định được.
Câu 13: Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn như thế nào?
A. Độ lớn như nhau.
B. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
D. Không xác định được.
Câu 14: Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì
A. gia tốc của vật không đổi.
B. gia tốc của vật giảm.
C. gia tốc của vật tăng.
D. gia tốc và vận tốc của vật đều giảm.
Câu 15: Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải
A. nhỏ hơn lực hãm lên xe con.
B. bằng lực hãm lên xe con.
C. lớn hơn lực hãm lên xe con.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lực hãm lên xe con.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số là:
Câu 2: Lực F gây ra gia tốc là 2 m/s2 cho vật có khối lượng m1 và gây ra gia tốc là 6 m/s2 cho vật có khối lượng m2. Hỏi F gây ra gia tốc là bao nhiêu cho vật có khối lượng m = m1 + m2?
A. 1 m/s2.
B. 1,5 m/s2.
C. 2 m/s2.
D. 4 m/s2.
Câu 3: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là
A. 250 N.
B. 375 N.
C. 1,35 kN.
D. 13,5 kN.
Câu 4: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?
A. Khoảng 2,00 s.
B. Khoảng 7,20 s.
C. Khoảng 10,0 s.
D. Khoảng 15,0 s.
Câu 5: Đơn vị đo lực niutơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là:
A. kg/m2
B. kg/s2.
C. kg.m/s2.
D. kg.m/s2.
Câu 6: Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0 m/s2
A. 3200 N
B. 3600 N
C. 1800 N
D. 7200 N
Câu 7: Một tên lửa có khối lượng 5 tấn. Tại một thời điểm cụ thể, lực tác dụng lên tên lửa là 4.105 N thì gia tốc của nó là bao nhiêu?
A. 70 m/s2
B. 100 m/s2
C. 90 m/s2
D. 80 m/s2
Câu 8: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
A. Trọng lượng của vật
B. Tác dụng làm quay của lực quanh một trục
C. Thể tích của vật
D. Mức quán tính của vật
Câu 9: Chọn phát biểu đúng ?
A. Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
B. Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật sẽ dừng lại ngay lập tức.
C. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật đó bắt đầu chuyển động.
D. nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 10: Lực là :
A. Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác
B. Đại lượng vecto đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác làm vật chuyển động
C. Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng
D. Đại lượng vật lý vô hướng gây ra vận tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là:
A. 2 m.
B. 0,5 m.
C. 4 m.
D. 1 m.
Câu 2: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:
A. 2 m.
B. 0,5 m.
C. 4 m.
D. 1 m.
Câu 3: Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.
A. 27,26.103 N.
B. 27,26 N.
C. 97,97.103 N.
D. 97,97 N.
Câu 4: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:
A. 2 m/s2.
B. 0,002 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 500 m/s2.
Câu 5: Sau khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn 4 N, một vật đang đứng yên chuyển động với gia tốc là 5 m/s2. Khối lượng của vật đó là:
A. 9 kg.
B. 1 kg.
C. 20 kg.
D. 0,8 kg.
Câu 6: Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.
A. - 540 N.
B. 540 N.
C. - 2500 N.
D. 2500 N.
Câu 7: Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 250 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là:
A. 14,45 m.
B. 20 m.
C. 10 m.
D. 30 m.
Câu 8: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng:
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 2 m/s2.
D. 4 m/s2.
Câu 9: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là:
A. 15 N.
B. 1 N.
C. 10 N.
D. 5 N.
Câu 11: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính gia tốc của xe đạp
A. 1 m/s2
B. 2 m/s2
C. 3 m/s2
D. 4 m/s2
Câu 12: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.
A. 5 m/s
B. 10 m/s
C. 15 m/s
D. 20 m/s
Câu 13: Một ô tô có các thông số gồm:
Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính gia tốc ô tô khi tăng tốc.
A. 5 m/s2
B. 6 m/s2
C. 7 m/s2
D. 8 m/s2
Câu 14: Dựa vào bảng số liệu câu 13, tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.
A. 21,4.103 N
B. 22,4.103 N
C. 23,4.103 N
D. Đáp án khác
Câu 15: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:
A. 18,75 N.
B. – 18,75 N.
C. 20,5 N.
D. – 20,5 N.
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Lực và gia tốc