Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 4: khối lượng riêng, áp suất chất lỏng

CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

BÀI 4: KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sau đây?

Câu 2: Áp suất không có đơn vị nào dưới đây?

A. atm.

B. mmHg.

C. Pa

D. N/m.

Câu 3: Áp lực là:

A. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

C. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

D. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Câu 4: Đơn vị của áp lực là:

A. N

B. N/m2.

C. Pa.

D. N/cm2.

Câu 5: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

B. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

B. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

C. Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 7: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một lực kế.

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

Câu 8: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

Câu 9: Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là: 

A. Pa (Pascan).

B. kg/m3.

C. mmHg (milimét thủy ngân).

D. atm (atmôtphe).

Câu 10: Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào

A. khối lượng chất lỏng.

B. trọng lượng của chất lỏng.

C. thể tích của chất lỏng.

D. độ sâu của điểm đang xét (so với mặt thoáng chất lỏng).

Câu 11: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên

C. Độ cao lớp chất lỏng phía trên

D. Thể tích lớp chất lỏng phía trên

Câu 12: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau

D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

Câu 14: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

B. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

C. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

Câu 15: Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

B. Chất lỏng  gây áp suất theo mọi phương.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.

D. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.

B. Mặt trên.

C. Mặt dưới.

D. Các mặt bên.

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

B. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

C. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

D. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

Câu 3: Công thức tính áp suất chất lỏng lên đáy bình là bao nhiêu? Biết chiều cao cột chất lỏng chứa trong bình là h.

Câu 4: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

B. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Câu 5: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

A. pHg > pnước > prượu.

B. pHg > prượu > pnước.

C. pHg < pnước < prượu.

D. pnước > pHg > prượu.

Câu 6: Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách mặt thoáng có độ cao h là:

A. p = h/d

B. p = d.h

C. p = d/h

D. Một công thức khác

Câu 7: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất.

B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.

C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.

D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất.

Câu 8: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?

A. Bình 3

B. Bình 2

C. Bình 1

D. Bình 4

Câu 9: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất?

A. Bình 3

B. Bình 4

C. Bình 2

D. Bình 1

Câu 10: rong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:

A. p1 > p2 > p3

B. p2 > p3 > p1

C. p2 > p1 > p3

D. p3 > p1 > p2

Câu 11: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?

A. Bình (1)

B. Bình (2)

C. Bình (3)

D. Ba bình bằng nhau.

Câu 12: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tàu đang lặn xuống

B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

C. Tàu đang từ từ nổi lên

D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

C. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.

D. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.

Câu 14: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

A. Tăng

B. Giảm

C. Không xác định được

D. Không đổi

Câu 15: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

A. p1 = p2 = p3

B. p> p2 > p3

C. p> p2 > p1

D. p2 > p3 > p1

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.

A. 280,8 m3.

B. 2,808 m3.

C. 28,08 m3.

D. 2808 m3.

Câu 2: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30 cm x 15 cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.

A. Không có cách nào thỏa mãn.

B. Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 30 cm

C. Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 15 cm.

D. Đặt thẳng đứng với mặt đáy có các cạnh là 30 cm x 15 cm.

Câu 3: Một thùng cao 2 m đựng một lượng nước cao 1,2 m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 20000 Pa.

B. 1200 Pa.

C. 120 Pa.

D. 12000 Pa.

Câu 4: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2?

A. 330 N.

B. 308 N.

C. 450 N.

D. 485 N.

Câu 5: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là ρ1 = 7800 kg/m3, của nước là ρ2 = 1000 kg/m3.

A. 7,8 lít.

B. 3,9 lít.

C. 3 lít.

D. 2 lít

Câu 6: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ=2750kg/m3

A. 2475 kg.

B. 24750 kg.

C. 275 kg.

D. 2750 kg.

Câu 7: Thả một vật không thấm nước vào nước thì  thể tích của nó bị chìm. Hỏi khi thả vào trong dầu thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Cho khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m3 và 1000 kg/m3.

Câu 8: Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 13,5 kg – Nhôm.

B. 13,5 kg – Đá hoa cương.

C. 1,35 kg – Nhôm.

D. 1,35 kg – Đá hoa cương.

Câu 9: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 20 x 10 x 5 cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết khối lượng riêng của chất làm vật ρ = 1840 kg/m3. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất khi vật đó tác dụng lên mặt bàn.

A. 3680 Pa và 1840 Pa.

B. 3680 Pa và 920 Pa.

C. 1840 Pa và 920 Pa.

D. 1840 Pa và 368 Pa.

Câu 10: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 60000 N/m2.

B. 2000 N/m2.

C. 8000 N/m2.

D. 6000 N/m2.

Câu 11: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A. 250Pa

B. 400Pa

C. 10000Pa

D. 25000Pa

Câu 12: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

A. 12800Pa

B. 1440Pa

C. 1280Pa

D. 1600Pa

Câu 13: Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.

A. 8000 N/m2

B. 2000N/m2

C. 60000N/m2

D. 6000N/m2

Câu 14: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

A. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

B. 136 lần

C. 1,36 lần

D. 13,6 lần

Câu 15: Cho khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

A. 1,25 lần

B. 1,36 lần

C. 14,6 lần

D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000N/m3 và d2 = 10000N/m3.

A. 64 cm

B. 42,5 cm

C. 35,6 cm

D. 32 cm

Câu 2: Một ngôi nhà gỗ có 8 cột đặt trên những viên đá hình vuông cạnh 40 cm. Nền đất ở đây chỉ chịu được tối đa áp suất 2.105 Pa. Để an toàn, người ta thiết kế sao cho áp suất ngôi nhà tác dụng lên nền đất chỉ bằng 50% áp suất trên. Hỏi ngôi nhà chỉ có thể có khối lượng tối đa là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 10 tấn

B. 11,2 tấn

C. 13,4 tấn

D. 12,8 tấn

Câu 3: Một cái cốc hình trụ chứa nước và thủy ngân, độ cao thủy ngân. Áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc là 1360N.m2. Tính độ cao của lượng nước và thủy ngân trong cốc. Biết khối lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là 1000kg/m3, thủy ngân là 13600kg/m3

A. 1 cm

B. 1,5cm

C. 2,5cm

D. 0,5cm

Câu 4: Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước và một trong thủy ngân trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20cm, biết ρH2O = 1000 kg/m3, ρHg =13600kg/m3 và g=9,8 m/s2

Câu 5: Biết thể tích các chất có trong các bình sau là như nhau S1=S2=S3=4S4; ρcát = 3,6 ρnước muối =4 ρnước . Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng.

=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 4: Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay