Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 bài 4: Chuyển động biến đổi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động
Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CD2 Bài 3: ba định luật newton về chuyển động

CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

BÀI 3: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo định luật I Niu-tơn thì

A. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác

B. với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.

C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.

D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.

Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng.

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

C. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

Câu 3: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

A. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

B. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

C. Vật chuyển động tròn đều.

D. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

Câu 5: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là

A. tính biến dạng nén của vật.

B. quán tính của vật.

C. tính biến dạng kéo của vật.

D. tính đàn hồi của vật.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng nhất .

A. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi..

D. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật

Câu 7: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật

A. Cùng chiều với chuyển động

B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.

C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi

D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần

Câu 8: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật

A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng

B. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.

C. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối

D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 9: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?

 

A. Từ 2s đến 3s

B. Từ 3s đến 4s.

C. Không có khoảng thời gian nào.

D. Từ 0 đến 2s

Câu 10: Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng

A. 5 m

B. 25 m

C. 50 m

D. 30 m

Câu 11: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A. tác dụng vào hai vật khác nhau.

B. tác dụng vào cùng một vật.

C. không bằng nhau về độ lớn.

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 12: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:

A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa

D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 13: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính

A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá

B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.

C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.

D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Câu 14:  Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?

A. là cặp lực trực đối.

B. là cặp lực cân bằng.

C. tác dụng vào hai vật khác nhau.

D. xuất hiện thành từng cặp.

Câu 15: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s

B. vật dừng lại ngay.

C. vật đổi hướng chuyển động.

D. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

Câu 2: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào?

A. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì.

B. Ngả người sang trái.

C. Ngả người sang phải.

D. Chúi người về phía trước.

Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. khối lượng

B. trọng lượng

C. vận tốc.

D. lực.

Câu 4: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?

A. Bên phải.

B. Bên trái.

C. Chúi đầu về phía trước

D. Ngả người về phía sau.

Câu 5: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

A. dừng lại ngay.

B. ngả người về phía sau.

C. chúi người về phía trước.

D. ngả người sang bên cạnh

Câu 6: Kết luận nào sau đây là không chính xác?

A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

B. vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau

C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau

D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau

Câu 7: Câu nào đúng?Trong một cơn lốc xốy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính

A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá

B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá

C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá

D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính

Câu 8: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

A. lực mặt đất tác dụng vào người

B. lực người tác dụng vào xe

C. lực người tác dụng vào mặt đất

D. lực mà xe tác dụng vào người

Câu 9: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 8m

B. 4m

C. 1m

D. 2m

Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng

A. 0,8m/s

B. 8m/s

C. 2m/s

D. 0,008m/s

Câu 11: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?

A. bằng 500 N.

B. nhỏ hơn 500 N.

C. Lớn hơn 500 N.

D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất

Câu 12: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

A. Không đẩy gì cả.

B. Đẩy xuống.

C. Đẩy lên.

D. Đẩy sang bên.

Câu 13: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.

B. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.

C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.

D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.

Câu 14: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

A. lực mà xe tác dụng vào ngựa

B. lực mà đất tác dụng vào ngự

C. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.

D. lực mà ngựa tác dụng vào đất

Câu 15: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

A. lực mà xe tác dụng vào người

B. lực mặt đất tác dụng vào người

C. lực người tác dụng vào xe

D. lực người tác dụng vào mặt đất

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?

(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.

(2) Để trang trí xe cho đẹp.

Chọn phương án đúng

A. (1) đúng, (2) sai.

B. (1) đúng, (2) đúng.

C.  (1) sai, (2) sai.

D. (1) sai, (2) đúng

Câu 2: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

A. trọng lượng của xe

B. lực ma sát nhỏ.

C. quán tính của xe

D. phản lực của mặt đường

Câu 3: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

A. lực mà đất tác dụng vào ngựa

B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. lực mà con ngựa tác dụng vào xe

D. lực mà ngựa tác dụng vào đất

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên

B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 5: Tìm kết luận chưa chính xác về định luật I Niutơn

A. Còn gọi là định luật quán tính

B. chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn

C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính

D. cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật

Câu 6: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

A. 8 m

B. 1 m.

C. 4 m.

D. 2 m

Câu 7: Trên một toa tàu lửa chuyển động thẳng đều người ta thả một dây dọi rồi đánh dấu hai điểm A, B trên phương dây dọi, điểm B ở sàn tàu. Đặt một vật nặng ở A rồi thả ra vật rơi xuống. Điểm chạm sàn tàu.

A. Tại D phía sau B

B. Điểm C phía trước 

C. Tại B

D. Điểm C hoặc D tùy hướng chuyển động của tàu

Câu 8: Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó có độ lớn  là bao nhiêu?

A. 6,4m/s2; 12,8N

B. 3,2m/s2; 6,4N

C. 0,64m/s2; 1,2N

D. 640m/s2; 1280N

Câu 9: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết bằng

Câu 10: Vật đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , biết sau khi đi được 1m thì vận tốc của vật là 100cm/s. Xác định độ lớn của kực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100kg?

A. F = 25N

B. F = 50N

C. F = 65N

D. F = 40N

Câu 11: Một quả bóng có khối lượng 0,2kg bay với tốc độ 25m/s đến đập vuông góc tường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc độ 15m/s. Khoảng thời gian va chạm 0,05s. Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn bằng

A. 90N

B. 50N

C. 230N

D. 160N

Câu 12: Một vật có khối lượng m1 đang chuyển động với tốc độ 5,4km/h đến va chạm với vật có khối lượng m2 = 250g đang đứng yên. Sau va chạm vật m1 dội ngược lại với tốc độ 0,5m/s còn vật m2 chuyển động với tốc độ 0,8m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương. Khối lượng m1 bằng

A. 750g.

B. 150g.

C. 100g.

D. 350g.

Câu 13: Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Khối lượng của quả cầu 2 là

A. m2 = 0,75kg.

B. m2 = 0,5kg.

C. m2 = 7,5kg

D. m2 = 75kg

Câu 14: Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 3s làm vận tốc của nó tăng từ 0 đến 24m/s (lực cùng phương chuyển động). Sau đó tăng độ lớn lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2s và giữ nguyên hướng của lực. Vận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng

A. 72cm/s.

B. 32m/s.

C. 40cm/s.

D. 56m/s.

Câu 15: Một viên bi A có khối lượng m = 300g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng m = 2m, đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian và chạm 0,2 s, viên bi B chuyền động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của viên bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tính vận tốc chuyển động của viên bi A ngay sau va chạm.

A. 1m/s

B. 2m/s

C. 3m/s

D. 4m/s

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng? dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây?

A. F = 245N

B. F = 390N

C. F = 490N

D. F = 294N

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng?. Một vật có khối lượng 20kg,bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian 10s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 10kg. Để đi được quãng đường s và cũng với lực kéo nói trên, thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?

A. t/ = 7,07s.

B. t/ = 12,50s

C. t/ = 12,25s

D. t/ = 12,95s

Câu 3: Xe có khối lượng m = 800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. Hỏi lực hãm của xe nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. Fh = 2400N

B. Fh = 240N

C. Fh = 2600N

D. Fh = 260N

Câu 4: Đo những quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng trong những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng 2s, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 20m. Khối lượng của vật là 100g. Lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng

A. 1N

B. 0,5N

C. 0,8N

D. 1,2N

Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực . Lực  có độ lớn bằng 9N có phương nằm ngang. Sau 10s ngừng tác dụng lực . Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5N. Quãng đường đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng

A. 150m

B. 180m

C. 100m

D. 120m

=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 3. Định luật newton về chuyển động

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay