Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CĐ1 bài 4: Chuyển động biến đổi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 4: Chuyển động biến đổi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.t2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:
A. Gia tốc
B. Quãng đường.
C. Vận tốc
D. Thời gian.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 3: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
C. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
D. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 4: Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có
A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.
B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a.v < 0 là chuyển động chậm dần đều.
D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 5: Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của thời gian.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 6: Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. có độ lớn không đổi.
C. cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 7: Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.
D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian
Câu 8: Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
Câu 9: Gọi v0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng đường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
Câu 10: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều là trên đoạn nào?
A. MN.
B. NO.
C. OP.
D. PQ.
Câu 11: Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều của chuyển động người ta đưa ra khái niệm
A. vectơ gia tốc tức thời.
B. vectơ gia tốc trung bình.
C. vectơ vận tốc tức thời.
D. vectơ vận tốc trung bình.
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Vận tốc tức thời của chuyển động thắng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
Câu 13: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
v = v0 + at, thì
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. tích a. v luôn dương.
D. tích a. v luôn âm.
Câu 14: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai?
A. Tích số a.v không đổi
B. Gia tốc a không đổi
C. Phương trình vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian
D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc 2 theo thời gian
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t - 2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc
B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m.
C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 2: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là
A. 26 m.
B. 16 m.
C. 34 m.
D. 49 m.
Câu 3: Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s). Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:
A. v = −8t + 5 (m/s).
B. v = 8t − 5 (m/s).
C. v = −4t + 5 (m/s).
D. v =−4t − 5 (m/s).
Câu 4: Một chất điểm chuyển động của một chất điếm dọc theo trục Ox có phương trình chuvển động là x = − 2t2 + 5t + 10 (x tính bằng m ; t tính bằng s) thì chất điểm chuyển động
A. nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
B. nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
C. nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.
D. chậm dần đều với vận tốc đầu là v0 = 5 m/s.
Câu 5: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động là: x = 20 + 4t + t2 ( m;s ). Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của vật ?
A. S = 4t + t2; v = 4 + 2t
B. S = t + t2; v = 4 + 2t
C. S = 1t + t2; v = 3 + 2t
D. S = 4t + t2; v = 2t
Câu 6: Một ô tô chuyển động theo phương trình: x = 0,2t2 + 20t + 10(m; s). Tính vận tốc của ô tô lúc t = 3s.
A. 21,2 m/s
B. 12,21 m/s
C. 13,20 m/s
D. 14,2 m/s
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có:
- Khi t1 = 2s thì x1 = 5cm và v1 = 4cm/s
- Khi t2 = 5s thì v2 = 16cm/s.
Viết phương trình chuyển động của vật.
A. x = 5−4t+2t2 (cm;t)
B. x = 4t+2t2 (cm;t)
C. x = 4−4t+2t2 (cm;t)
D. x = 5−4t+t2 (cm;t)
Câu 8: Các công thức về chuyển động có thể được sử dụng cho
A. chỉ chuyển động theo đường thẳng.
B. chỉ chuyển động cong.
C. chuyển động theo đường tròn.
D. tất cả các dạng chuyển động.
Câu 9: Nếu vận tốc ban đầu của một vật bằng không thì quãng đường vật đi được trong thời gian t và gia tốc là 9,8 m/s2 sẽ là
A. 2,9t2.
B. 3t2.
C. 4t2.
D. 4,9t2.
Câu 10: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng
A. chịu tác dụng của trọng lực.
B. không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
C. bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
D. chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.
Câu 11: Đạn sẽ đạt được tầm xa tối đa, nếu nó được bắn ở góc
A. 300.
B. 470.
C. 900.
D. 450.
Câu 12: Cuối một cuộc chạy đua, một người chạy tăng tốc với gia tốc 0,3 m/s2 trong 12 s để đạt tốc độ 6,6 m/s. Tìm vận tốc của người chạy khi bắt đầu tăng tốc.
A. 3 m/s
B. 4 m/s
C. 5 m/s
D. 6 m/s
Câu 13: Một ô tô khởi hành từ lúc đứng yên, đi được quãng đường 50 m trong thời gian 6,0 s. Tìm vận tốc cuối cùng của ô tô.
A. 16,67 m/s
B. 17,87 m/s
C. 19,38 m/s
D. 20,06 m/s
Câu 14: Một ô tô khởi hành từ lúc đứng yên, đi được quãng đường 50 m trong thời gian 6,0 s. Độ lớn gia tốc của ô tô là bao nhiêu?
A. 1,566 m/s2
B. 2,778 m/s2
C. 3,121 m/s2
D. 2,556 m/s2
Câu 15: Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc 5,6 m/s thì bắt đầu gia tốc 0,60 m/s2 trong khoảng thời gian 4,0 s. Tìm quãng đường người ấy đã đi trong khoảng thời gian này.
A. 25 m
B. 27,2 m
C. 28,4 m
D. 30,4 m
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là
A. 4 m.
B. 3 m.
C. 2 m.
D. 1 m.
Câu 2: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là
A. 2,5 m.
B. 2 m.
C. 1,25 m.
D. 1 m.
Câu 3: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là
A. 25 m.
B. 50 m.
C. 75 m.
D. 100 m.
Câu 4: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 5: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là
A. 7 m/s.
B. 5 m/s.
C. 6 m/s.
D. 7,6 m/s.
Câu 6: Một chiếc xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ 10 m/s đến 30 m/s trên một đoạn đường thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là
A. 2 s.
B. 2,5 s.
C. 3 s
D. 5 s.
Câu 7: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là
A. 12,5 m.
B. 7,5 m.
C. 8 m.
D. 10 m.
Câu 8: Một chiếc xe chạy trên đường thẳng với vận tốc ban đầu là 12 m/s và gia tốc không đổi là 3 m/s2 trong thời gian 2 s. Quãng đường xe chạy được trong khoảng thời gian này là
A. 30 m.
B. 36 m.
C. 24 m.
D. 18 m.
Câu 9: Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài L = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là
A. 10 m/s.
B. 8 m/s.
C. 5 m/s.
D. 4 m/s.
Câu 10: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là
A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 11: Một xe đạp đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều. Hình 3.1 là đồ thị vận tốc – thời gian của xe đạp. Quãng đường xe đạp đi được từ lúc hãm phanh cho đến lúc dừng lại là
A. 50 m.
B. 10 m.
C. 11 m.
D. 25 m.
Câu 12: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
A. 20 km/h2.
B. 1000 m/s2.
C. 1000 km/h2.
D. 10 km/h2.
Câu 13: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây còn lại 54km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.
A. 400m
B. 200m
C. 300m
D. 100m
Câu 14: Một xe ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, xe đi được 12m. Hãy tính quãng đường đi được sau 10s?
A. 120m
B. 130m
C. 140m
D. 150m
Câu 15: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.
A. 2s
B. 3s
C. 4s
D. 5s
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
A. 1 s.
B. 3 s.
C. 5 s.
D. 7 s.
Câu 2: Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều.Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.
A. – 3m/s2; 4,56s
B. 2m/s2; 4s
C. – 4m/s2; 2,36s
D. – 5m/s; 5,46s
Câu 3: Một người đi xe đạp chuyển động nhanh dần đều đi được S = 24m, S2 = 64m trong 2 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp.
A. 2m/s; 2,5m/s2
B. 1m/s; 2,5m/s2
C. 3m/s; 2,5m/s2
D. 1,5m/s; 1,5m/s2
Câu 4: Một ô tô đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s xe đạt đến vận tốc 20m/s. Tính gia tốc và vận tốc của xe ôtô sau 20s kể từ lúc tăng ga?
A. 0,3m/s2; 23m/s
B. 0,5m/s2; 25m/s
C. 0,4m/s2; 24m/s
D. 0,2m/s2; 22m/s
Câu 5: Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng, cao 45 m so với mặt đất, với vận tốc ban đầu có độ lớn 15 m/s theo phương ngang (hình 1.10). Mất bao lâu để hòn đá đến mặt đất?
A. 2,35s
B. 2,52s
C. 3,03s
D. 3,17s
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 4: Chuyển động biến đổi