Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều ôn tập chủ đề 1: Mô tả chuyển động (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 1: Mô tả chuyển động (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

 

Câu 1: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

  1. s = 800 m và d = 200m.
  2. s = 200 m và d = 200m.
  3. s = 500 m và d = 200m.
  4. s = 800 m và d = 300m.

Câu 2: Chọn câu đúng

  1. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
  2. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
  3. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
  4. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.

Câu 3: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  1. 15,3 km/h.
  2. 10,9 km/h.
  3. 12 km/h.
  4. 9 km/h.

Câu 4: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?

  1. 12 h.
  2. 10 h.
  3. 9 h.
  4. 3 h.

Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  1. v = 14 km/h
  2. v = 21 km/h
  3. v = 9 km/h
  4. v = 5 km/h

Câu 6: Tốc độ trung bình được tính bằng:

  1. A. Quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
  2. Quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
  3. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
  4. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.

Câu 7: Vận tốc được tính bằng:

  1. Quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
  2. Quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
  3. C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
  4. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển

Câu 8: Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?

A.Vận tốc trung bình.

  1. Tốc độ trung bình.
  2. Vận tốc tức thời.
  3. D. Tốc độ tức thời.

Câu 9: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

  1. A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
  2. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
  3. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
  4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 10: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

  1. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
  2. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
  3. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
  4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 11: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?

  1. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
  2. B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
  3. C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
  4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 12: Nhà Minh cách trường 3 km, Minh đạp xe từ nhà theo hướng Nam tới trường mất 15 phút. Phát biểu nào sau đây là đúng:

  1. Tốc độ đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Bắc.
  2. Vận tốc đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Bắc.
  3. Tốc độ đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Nam.
  4. D. Vận tốc đạp xe của Minh là 12 km/h theo hướng Nam.

Câu 13: Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?

  1. khi vật chuyển động trên một đường thẳng
  2. khi vật chuyển động đổi chiều
  3. C. khi vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi chiều
  4. khi vật chuyển động không đổi chiều

Câu 14: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

  1. A. 0
  2. AB
  3. 2AB
  4. Đáp án khác

Câu 15: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

  1. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
  2. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1đến t.
  3. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
  4. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.

Câu 16: Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là  và  Vận tốc tổng hợp  của vật có độ lớn bằng:

  1. v = v1+ v2nếu  và  cùng hướng.
  2. v=|v1- v2|nếu  và  ngược hướng.
  3. v= nếu   và  vuông góc với
  4. D. Tất cả các kết luận trên đều đúng.nhau.

Câu 17: Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là:

  1. 20 m/s.
  2. B. 16 m/s.
  3. 13 m/s.
  4. 2 m/s.

Câu 18: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?

  1. 600 km/h.
  2. 700 km/h.
  3. C. 800 km/h.
  4. 900 km/h.

Câu 19: Một xe máy chuyển động trên đường thẳng theo hướng từ Đông sang Tây. Sau một khoảng thời gian t1 là 20 phút, xe máy cách vị trí xuất phát 15 km. Tiếp sau đó một khoảng thời gian t2 là 30 phút, xe máy cách vị trí xuất phát là 35 km. Độ dịch chuyển của xe máy từ thời điểm t1 đến t2 là:

  1. 15 km.
  2. B. 20 km.
  3. 30 km.
  4. 35 km.

Câu 20: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:

  1. 20 km/h.
  2. 12,5 km/h.
  3. C. 10 km/h.
  4. 7,5 km/h.

Câu 21: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió mất 2,5h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?

  1. 360 km/h.
  2. B. 60 km/h.
  3. 420 km/h.
  4. 180 km/h.

Câu 22: Thị trấn A cách thị trấn B là 20,0 km theo đường thẳng. Một người đi xe đạp rời thị trấn A và đi đến thị trấn B với tốc độ 20,0 km/h. Vào đúng thời điểm đó, người đi xe đạp thứ hai rời thị trấn B đi đến thị trấn A với tốc độ 15,0km/h. Hai người đi xe đạp sẽ gặp nhau ở đâu giữa hai thị trấn?

  1. A. 11,4km
  2. 12km
  3. 13km
  4. 13,4 km

Câu 23: Dựa vào số liệu câu 22, hãy tính khoảng thời gian từ lúc xuất phát đến khi họ gặp nhau (tính bằng phút)?

  1. 342 phút
  2. B. 34,2 phút
  3. 234 phút
  4. 23,4 phút

Câu 24: Trong một siêu thị, người ta có đặt hệ thống cầu thang cuốn để đưa hành khách lên. Khi hành khách đứng yên trên cầu thang thì thời gian thang cuốn đưa lên là t1 = 1 phút. Khi thang máy đứng yên, thì hành khách đi lên cầu thang này phải mất một khoảng thời gian t2 = 3 phút. Nếu hành khách đi lên cùng chiều chuyển động trong khi thang cuốn hoạt động thì thời gian tiêu tốn là:

  1. 45 s.
  2. 50 s.
  3. 55 s.
  4. 60 s.

Câu 25: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1 = 17 m/s. Giá trị của v2 là

  1. 24 m/s
  2. -16,9 m/s
  3. C. 16,9 m/s
  4. -24 m/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay