Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Bài 12: Muối
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Muối. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 CD.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤTCHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – MUỐI
BÀI 12. MUỐI
(21 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Khái niệm muối là gì?
Trả lời:
Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).
Câu 2: Tính tan của muối ?
Trả lời:
- Có muối tan tốt trong nước như: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2,…
- Có muối ít tan trong nước như: CaSO4, PbCl2,...
- Có muối không tan trong nước như: CaCO3, BaSO4, AgCl,...
Câu 3: Tính chất hóa học của muối?
Trả lời:
- Tác dụng với kim loại tạo muối mới và kim loại mới.
- Tác dụng với dung dịch acid tạo muối mới và acid mới.
- Tác dụng với dung dịch base tạo muối mới và base mới.
- Tác dụng với dung dịch muối tạo hai muối mới.
Câu 4: Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối?
Trả lời:
Câu 5: Cách điều chế muối?
Trả lời:
+ Cho dung dịch acid tác dụng với base.
VD:
+ Cho dung dịch acid tác dụng với oxide base.
VD:
+ Cho dung dịch acid tác dụng với muối.
VD:
+ Cho dung dịch base tác dụng với oxide acid.
VD:
+ Cho dung hai muối tác dụng với nhau.
VD:
Câu 6: Cho biết các muối Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3?
Trả lời:
Muối | Tương ứng với acid |
Na3PO4 | H3PO4 |
MgCl2 | HCl |
CuSO4 | H2SO4 |
CaCO3 | H2CO3 |
KNO3 | HNO3 |
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Sử dụng bảng tính tan cho biết muối nào sau đây tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4.
Trả lời:
Muối tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, MgSO4.
Câu 2: Gọi tên các muối sau KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3?
Trả lời:
Muối | Tên gọi |
KCl | Potassium chloride |
ZnSO4 | Zinc sulfate |
MgCO3 | Magnesium Carbonate |
Ca3(PO4)2 | Calcium phosphate |
Cu(NO3)2 | Copper(II) nitrate |
Al2(SO4)3 | Aluminium sulphate |
Câu 3: Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hóa học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.
Trả lời:
PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
Dự đoán thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình: màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau
- a) cho Fe vào dung dịch CuSO4
- b) cho Zn vào dung dịch AgNO3
Trả lời:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓
Câu 5: Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau
- a) Nhỏ dung dịch H2SO4loãng vào dung dịch Na2CO3
- b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có)
Trả lời:
- a) Hiện tượng: có khí không màu thoát ra.
PTHH: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
- b) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Câu 6: Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau
- a) dung dịch FeCl3tác dụng với dung dịch NaOH
- b) dung dịch CuCl2tác dụng với dung dịch KOH
Trả lời:
FeCl3 + 3NaOH —> 3NaCl + Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)
CuCl2 + 2KOH → 2KCl +Cu(OH)2↓ (Xanh lơ)
Câu 7: Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau
CuO CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2
Trả lời:
(1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
(2) BaCl2 + CuSO4 → BaSO4(↓) + CuCl2
(3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 (↓) + 2NaCl
Câu 8: Viết phương trình hóa học xảy ra giữa các dung dịch sau
- a) dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3
- b) dung dịch Na2SO4với dung dịch BaCl2
- c) dung dịch K2CO3với dung dịch Cu(NO3)2
Trả lời:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4(↓) + NaCl
K2CO3 + Cu(NO3)2 + H2O → 2KNO3 + Cu(OH)2(↓)+ CO2
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Muối Al2(SO4)3 lần được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, thuộc da, làm trong nước,... tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành khi cho 51 gam Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4
Trả lời:
PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
=
Theo PTHH: nAl2(SO4)3= nAl2O3 = 0,5(mol)
mAl2(SO4)3= 0,5.342 = 171 (g)
Vậy khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là 171 gam
Câu 4: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là?
Trả lời:
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng muối KNO3 để điều chế khí oxygen bằng phản ứng phân hủy. Để điều chế 1,12 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng muối cần dùng là?
Trả lời:
PTHH:
Theo phương trình:
nKNO3 = 2.nO2 = 0,1 mol => mKNO3 = 0,1.101 = 10,1 gam
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là?
Trả lời:
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Xét tỉ lệ: => HCl dư, NaOH phản ứng hết
=> Tính số mol NaCl theo NaOH
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam
Câu 2: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam sulfuric acid (H2SO4) là?
Trả lời:
Số mol kẽm là:
Số mol H2SO4 là:
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Xét tỉ lệ: => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết
=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 12: Muối