Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 (PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?

Trả lời:

Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

Câu 2: Cho biết diễn biến của phản ứng hóa học?

Trả lời:

Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thanh đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

Câu 3: Khối lượng mol là gì?

Trả lời:

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc nguyên tử chất đó.

- Đơn vị của khối lượng mol là gam/mol.

- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một số chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.

Câu 4: Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là?

Trả lời:

(gam/100 gam H2O)

Trong đó:

- mct là khối lượng của chất tan được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa, có đơn vị là gam.

- mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

Câu 5: Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng với chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học, ta thực hiện theo mấy bước?

Trả lời:

Ta thực hiện theo 4 bước:

Bước 1: viết phương trình hóa học của phản ứng.

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.

Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các chất phản ứng hoặc chất sản phẩm khác.

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

Câu 6: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

  1. a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.
  2. b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.

Trả lời:

Phản ứng b xảy ra nhanh hơn.

Câu 7: Tính khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20oC và để thu được dung dịch sodium chloride bão hòa.

Trả lời:

- Lượng sodium chloride hòa tan tốt trong 100 gam nước tạo thành dung dịch bão hòa ở 20oC là 35,9 gam

- Vậy khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20oC để thu được dung dịch sodium chloride bão hòa là 2 . 35,9 = 71,2 (gam)

Câu 8:  Tính khối lượng mol phân tử khí hydrogen và khí carbon dioxide.

Trả lời:

Khối lượng mol phân tử khí oxygen bằng 1.2 =  2 g/mol

Khối lượng mol phân tử khí carbon dioxide bằng 12 + 16.2 = 44 g/mol

Câu 9: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia và tạo thành sản phẩm trong ví dụ bên cần phải tuân theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

Tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia và tạo thành sản phẩm trong ví dụ bên cần phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn nguyên tử nguyên tố: số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng giữ nguyên.

Câu 10: Phản ứng đốt cháy than thuộc loại phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

Trả lời:

Phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lý, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hóa học 

  1. a) Có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.
  2. b) Hiện tượng băng tan
  3. c) Thức ăn ôi thiu
  4. d) Để đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí thu được carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O)

Trả lời:

- Trường hợp a, b diễn ra sự biến đổi vật lý.

- Trường hợp c, d diễn ra sự biến đổi hóa học.

Câu 12: Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng là phản ứng thu nhiệt

  1. a) Phân hủy đường tạo thành than và nước.
  2. b) Cồn đốt cháy trong không khí.

Trả lời:

- Phản ứng toả nhiệt a

- Phản ứng thu nhiệt b

Câu 13: Cho khối lượng của CaCl2 là 30,1g vào 11,2 g K2CO3 ta thu được 22,3 g khối lượng kết của CaCO3. Tính khối lượng của KCl tạo thành.

Trả lời:

Gọi mCaCl2, mK2CO3, mCaCO3, mKCl, lần lượt là khối lượng của các chất: CaCl2, K2CO3, CaCO3, KCl.

Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng là:

mCaCl2 + mK2CO3 = mCaCO3 + mKCl

� mKCl = mCaCl2 + mK2CO3 - mCaCO3 = 30,1 + 11,2 – 22,3 = 19 (g)

Vậy khối lượng KCl tạo thành sau phản ứng là 19 g.

Câu 14: Làm thế nào để biết khí A nặng hơn khí B bao nhiêu lần?

Trả lời:

So sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B người ta dùng tỉ khối của khí A đối với khí B (là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B)

Câu 15: Đề xuất thí nghiệm cho đá vôi tác dụng với dung dịch HCl để chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Trả lời:

Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 6%

Cho đồng thời 2 g đá vôi vào 2 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm.

Câu 16: Cho 8,45g Zinc ( kẽm) tác dụng với 5,9496 lít khí Chlorine (đkc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

Trả lời:

Số mol Zn là              (mol)

Số mol Cl2 là              =

PTHH:    Zn + Cl2   ZnCl2 

Theo phương trình hóa học:

1 mol Zn sẽ tham gia phản ứng với 1 mol Cl2

Vậy :     0,13 mol Zn.......................................0,13 mol Cl2

Thực tế có đến 0,24 mol Cl2, vậy nên chlorine dư.

Câu 17: Từ sodium chloride, nước và những dụng cụ cần thiết, nêu cách pha 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

Trả lời:

Khối lượng NaCl cần dùng để pha chế là:

Khối lượng nước cần dùng để pha chế là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 500 – 4,5 = 495,5 (gam).

Cách pha chế:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, cốc thuỷ tinh (loại 1000 mL), đũa thuỷ tinh.

- Hoá chất: Muối ăn (sodium chloride), nước cất.

Tiến hành:

Bước 1: Cân chính xác 4,5 gam muối ăn cho vào cốc dung tích 1000 mL.

Bước 2: Cân lấy 495,5 gam nước cất, rồi cho dần vào cốc và khuấy nhẹ cho tới khi thu được 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

Câu 18: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lý, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.

Trả lời:

- Nến chảy lỏng thấm vào bấc là quá trình biến đổi vật lý vì nến chỉ biến đổi trạng thái chưa có chất mới sinh ra.

- Nến lỏng hóa hơi là quá trình biến đổi vật lý vì nến chỉ biến đổi trạng thái chưa có chất mới sinh ra.

- Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước: xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là carbon dioxide và hơi nước.

Parafin + khí oxygen → Khí carbon dioxide + hơi nước.

Câu 19: Có ba quả bóng bay giống nhau về kích thước và khối lượng. Lần lượt bơm cùng thể tích mỗi khí H2, CO2, O2 và từng quả bóng bay trên. Điều gì sẽ xảy ra khi thả ba quả bóng bay và trong không khí?

Trả lời:

Ta có:

  → H2 nhẹ hơn không khí

  → O2 nặng hơn không khí

  → CO2 nặng hơn không khí

Vậy khi thả 3 quả bóng ra sẽ thấy: quả bóng chứa khí H2 bay lên còn khi CO2, O2 thì rơi xuống đất.

Câu 20: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

  1. a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.
  2. b) Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

Trả lời:

  1. a) Tốc độ ban đầu:

Vban đầu = k.[A].[B]2 = 0,4.[0,3].[0,5] 2 = 0,3 mol/ls.

  1. b) Tốc độ tại thời điểm t

Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2

Nồng độ tại thời điểm t:

[A’] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (mol/l).

[B’]= 0,5 -0,2 = 0,3 (mol/l).

V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2= 0,0072 mol/ls.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay