Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Bài 9: Base
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Base. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 CD.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤTCHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – MUỐI
BÀI 9. BASE
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Khái niệm base là gì?
Trả lời:
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
Câu 2: Các tính chất hóa học của base là?
Trả lời:
- Làm đổi màu chất chỉ thị: Làm đổi quỳ tím thành màu xanh, phenolphatlein không màu chuyển sang màu hồng.
- Tác dụng với dung dịch acid tạo muối và nước.
Câu 3: Cho biết phân loại base?
Trả lời:
- Base được chia thành 2 loại chính là base tan và base không tan trong nước.
Base tan trong nước được gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH,…
Câu 4: Trong các chất sau đây chất nào là base: Cu(OH)2, MgSO4, NaCl, Ba(OH)2?
Trả lời:
Cu(OH)2, Ba(OH)2.
Câu 5: Nêu ví dụ một số phản ứng phân li của base?
Trả lời:
Câu 6: Nêu tên gọi và công thức hóa học của một số base thông dụng?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào sau đây là kiềm: KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2?
Trả lời:
KOH, Ba(OH)2.
Câu 2: Để tránh nguyên liệu bị vụn khi chế biến trong quá trình làm mứt người ta thường ngâmnguyên liệu với nước vôi trong.Trong quá trình đó, độ chua của một số loại quả đi giảm đi. Vì sao lại như vậy?
Trả lời:
Vì nước vôi trong có tính kiềm nên tác dụng với acid trong một số loại quả làm cho độ chua của một số loại quả đi giảm đi.
Câu 3: Cho 2 dung dịch giấm ăn và nước vôi trong nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng
- a) quỳ tím
- b) phenolphthalein
Trả lời:
- a) Nhỏ lần lượt 1 - 2 giọt dung dịch vào quỳ tím
Nếu dung dịch nào làm quỳ tím chuyển là dung dịch giấm ăn
Dung dịch chuyển sang màu xanh là nước vôi trong
- b) Nhỏ vài giọt phenolphthalein lần lượt vào 2 dung dịch dung dịch nào chuyển hồng là nước vôi trong không hiện tượng là giấm ăn.
Câu 4: Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho các base KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với
- a) dung dịch acid HCl
- b) dung dịch acid H2SO4.
Trả lời:
a)
KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
b)
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Mg(OH)2 + H2SO4→ MgSO4 + 2H2O
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2 viết phương trình hóa học xảy ra giữa axit HCl trong dạ dày với các chất trên.
Trả lời:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
Câu 2: Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 g NaOH, muối thu được có khối lượng là?
Trả lời:
nCO2=0,25 mol
nNaOH=0,25 mol=nCO2
=>Tạo muối NaHCO3
NaOH+CO2NaHCO3
0,25 0,25 0,25 (mol)
mNaHCO3=0,25.84=21g
Vậy m=21g
Câu 3: Cho 6,2 gam Na2O vào nước. Khối lượng NaOH thu được là bao nhiêu gam?
Trả lời:
Số mol Na2O thu được là:
Theo phương trình hóa học:
Na2O + H2O → 2NaOH
1 mol 2 mol
0,1 mol → 0,2 mol
Khối lượng NaOH thu được là:
mNaOH = nNaOH.M = 0 ,2×(23+16+1) = 8(g)
Câu 4: Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?
Trả lời:
nP2O5 = (mol)
PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
0,15 → 0,3
=> mH3PO4 = 0,3.(1.3+31+16.4) = 29,4 (g)
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
Trả lời:
Khi cho hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH loãng dư thì chỉ có Al phản ứng.
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2
Ta có: nAl = .nH2 = .0,3 = 0,2 (mol)
→ mCu = mX - mAl = 11,8 - 0,2. 27 = 6,4 (g)
Câu 2: Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
a, Tính nồng độ mol của mỗi axit.
b, 200 ml dung dịch A trung hoà hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M ?
Trả lời:
Đây là những phản ứng giữa 1 Bazơ và 2 Axit và 2 Bazơ và 2 Axit (có kèm theo theo tạo kết tủa). Vậy nên nếu giải phương pháp bình thường sẽ rất khó khăn trong việc lập phương trình để giải hệ. Nên ta sử dụng phương trình ion thu gọn.
- Phương trình phản ứng trung hoà
H+ + OH– H2O (1)
Gọi số mol H2SO4 trong 100 ml ddA là x => số mol HCl là 3x
nH+ = 2 x + 3 x = 5 x (mol)
nOH- = 0,5 . 0,05 = 0,025 (mol)
nH+ = nOH- hay 5 x = 0,025 => x = 0,005
CM (HCl) = 0,15 (M)
CM (H2SO4 ) = 0,05 (M)
- Gọi thể tích dung dịch B là V (lit).
Trong 200 ml ddA :
nH+ = 2. 5 x = 0,05 (mol)
Trong V (lit) ddB :
nOH- = 0,2 . V + 2. 0,1. V = 0,4 V (mol)
nH+ = nOH- hay 0,4 V = 0,05 => V = 0,125 (lit) hay 125 (ml)
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 9: Base