Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 (PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Biến đổi vật lý là gì?

Trả lời: 

Biến đổi vật lý là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,… nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

VD: Nước hoa khuếch tán trong không khí, hòa tan đường ăn vào nước, làm đá trong tủ lạnh,…

Câu 2: Chất ban đầu và sau phản ứng của phản ứng hóa học gọi là gì?

Trả lời: 

Chất hoặc các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học được gọi là chất hoặc các chất phản ứng. Chất hoặc các chất mới tạo thành được gọi là chất hoặc các chất sản phẩm.

Câu 3: Công thức chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng?

Trả lời: 

Trong đó, n: Số mol chất.

M là khối lượng mol chất.

m là khối lượng chất.

Câu 4: Trong công nghiệp người ta sản xuất nhôm từ Aluminium Oxide (Al2O3) làm như thế nào để khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất nhôm hoặc tính khối lượng nhôm tạo ra nếu biết khối lượng của nguyên liệu đã dùng?

Trả lời: 

Do tỉ lệ số nguyên tử phân tử trong phản ứng hóa học tương ứng với tỉ lệ số mol nguyên tử, phân tử nên thông qua vào phương trình hoá học người ta tính được khối lượng các chất cần tìm dựa vào dữ liệu ban đầu.

Câu 5: Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.

Trả lời: 

Chất xúc tác là các chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.

VD: - Men rượu trong quá trình sản xuất rượu

- Enzyme amylase trong nước bọt

- MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen bằng phân hủy  KClO3

Câu 6:  Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẫu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch HCI cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

  1. a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
  2. b) Dựa vào đâu để kết luận phảnứng nào xảy ra nhanh hơn?

Trả lời: 

  1. a) Tốc độ phản ứng ở ống 1 nhanh hơn ống 2.
  2. b) Dựa tốc độ thoát khí kết luận phảnứng nào xảy ra nhanh hơn.

Câu 7: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cho biết khối lượng mol nguyên tử helium, oxygen và sulfur

Trả lời:

Khối lượng mol nguyên tử

- Helium bằng 4 g/mol

- Oxygen bằng 16 g/mol

- Sulfur bằng 24 g/mol

Câu 8: Quan sát hình sau:

 

Đặt hai cây nến trên đĩa cân cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt cháy một cây nến, sau một thời gian, cân có cân bằng không? Giải thích.

Trả lời:

Nếu đốt cháy một cây nến, sau một thời gian, cân không cân bằng vì khi đốt nến đã bị chuyển thành chất khác � khối lượng nến giảm � cân không cân bằng.

Câu 9:  Đốt cháy 1 mol khí hydrogen trong 1 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.

Trả lời:

PTHH: 2H2 + O→ 2H2O

Trong phản ứng hoá học, 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O tương ứng 2 mol phân tử H2 tác dụng với 1 mol phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O

Ta có:

Vậy khí oxgen còn dư

Câu 10: Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

Trả lời:

Có sự thay đổi mùi vị.

Câu 11: Xác định số nguyên tử có trong

  1. a) 2 mol nguyên tử nhôm (Aluminium) 
  2. b) 1,5 mol nguyên tử Carbon

Trả lời:

Số nguyên tử có trong

  1. a) 2 mol nguyên tử nhôm (Aluminium) là 2. 6,022.1023= 12,044. 1023nguyên tử 
  2. b) 1,5 mol nguyên tử Carbon là: 1,5 6,022.1023= 9,033.1023nguyên tử 

Câu 12: Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất calcium oxide) và khí carbon đioxide thoát ra.

Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lý, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học. Giải thích.

Trả lời:

Ở công đoạn thứ nhất, chất calcium carbonate chỉ biến đổi về hình dạng, xảy ra hiện tượng vật lý.

Ở công đoạn thứ hai, chất calcium carbonate biến đổi thành hai chất khác (chất calcium oxide và khí carbon đioxide), xảy ra hiện tượng hoá học.

Câu 13: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó , cho vào mỗi ống khoảng 5ml dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2và H2
  2. Phản ứng hóa học ở ống nghiệm nào sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

  1. PTHH CaCO3+ 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2
  2. b) Ống nghiệm chứa dung dịch HCl 15% phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn. Vì nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng  → tốc độ phản ứng tăng.

Câu 14:  Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ Aluminium Oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học sau

2Al2O3  4Al + 3O2

  1. a) Tính hiệu suất của phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3khối lượng nhôm thu được sau phản ứng là 51,3 kg
  2. b) biết khối lượng nhôm thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản ứng là 92%. Tínhkhối lượng Al2O3đã dùng.

Trả lời:

  1. a) (mol)

PTHH: 2Al2O3 → 4Al + 3O2

Theo PTHH: 

nAl = 2.nAl2O3=2.103 (mol)

mAl (lý thuyết) = 2.103.27 = 54.103 (gam) = 54 kg

Hiệu suất phản ứng bằng

  1. b)

Theo PTHH: 

Do hiệu suất phản ứng bằng 92% nên khối lượng Al2O3 đã dùng bằng

Câu 15:  Tính số gam chất tan cần để pha chế 200 ml dung dịch CuSO4 0,1 M

Trả lời:

Số mol chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M bằng 

Khối lượng chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M bằng 

Câu 16: Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết.

Trả lời:

Trong phản ứng giữa khí hydrogen với khí oxygen, nước tạo ra không còn tính chất của hydrogen và oxygen nữa (nước ở thể lỏng, không cháy được,…)

Câu 17:  Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau

Chất

Số mol

Khối lượng mol

Khối lượng

Cách tính

Nhôm

0,2

27

5,4

mAl = 0,2 . 27 = 5,4 (gam)

Nước

2

?

?

?

Khí oxygen

?

?

16

?

Khí nitơ

?

?

28

?

Sodium chloride

0,4

?

?

?

Magnesium

?

?

12

?

Trả lời:

Chất

Số mol (n)

(mol)

Khối lượng mol (M)

(g/mol)

Khối lượng (m) (gam)

Cách tính

Nhôm

0,2

27

5,4

mAl = 0,2 . 27 = 5,4 (gam)

Nước

2

18

36

mH2O = 2. 18 = 36 (gam)

Khí oxygen

0,5

32

16

nO2 = 16/32 = 0,5 mol

Khí nitơ

1

28

28

nN2 = 28/28 = 1 mol

Sodium chloride

0,4

58,5

23,52

mNaCl = 0,4. 58,5 = 23,52 (gam)

Magnesium

0,5

24

12

nMg = 12/24 = 0,5 mol

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm có một em học sinh làm 2 thí nghiệm sau:

  1. a) Đốt một băng mangesium cháy thành ngọn lửa sáng.
  2. b) Đun đường trong một ống thử, mới đầu thường nóng chảy, sau đó ngả màu vàng nâu, rồi đen đi.

Em hãy giải thích giúp bạn xem thí nghiệm trên có sự biến đổi hóa học không? Tại sao?

Trả lời:

Hai thí nghiệm đều có sự biến đổi hóa học vì:

  1. a) Đốt một băng mangesium, cháy thành ngọn lửa sáng.

Ta được một chất mới là mangesium oxide có những tính chất hoàn toàn khác những tính chất của kim loại magnesium.

  1. b) Đun đường trong ống thử, để nó ngả màu nâu, rồi đen đi là sự biến đổi hóa học vì đường đã biến đổi thành than và các khí khác.

Câu 19:  Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:

  1. a) Đốt cháy khí methane trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
  2. b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

Trả lời:

  1. a) - Chất tham gia: khí methane, oxygen.

    - Chất sản phẩm: khí carbon dioxide và nước.

  1. b) - Chất tham gia: Carbon, oxygen.

    - Chất sản phẩm: khí carbon dioxide.

Câu 20: Hai dung dịch X và Y chứa cùng một chất tan. Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y. Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M. Nồng độ mol của các dung dịch X và Y là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta giả sử nồng độ mol của dung dịch X là Cx (mol/L), và nồng độ mol của dung dịch Y là Cy (mol/L).

Theo đề bài, ta có:

Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y, tức là: Cx = 2Cy

Xét cùng một đơn vị thể tích là V thì Cx =   , Cy =  

=> nx =2 ny

Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M

Từ đây, ta có thể tìm được nồng độ mol của dung dịch Z theo công thức:

Cz =  = 3 M

=>   = 3.8/11 = 2,18 (M)

Vậy Cy = 2,18 (M), Cx = 4,36 (M)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay