Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
(PHẦN 3 - 20 CÂU)
Câu 1: Tốc độ phản ứng là gì?
Trả lời:
Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.
Câu 2: Công thức tính hiệu suất phản ứng là?
Trả lời:
Trong đó: H là hiệu suất phản ứng (%)
mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo thực tế
mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình hóa học).
Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học là?
Trả lời:
Tốc độ của phản ứng hóa học phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng có thể là diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, sự có mặt của chất xúc tác, chất ức chế.
- Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
- Nồng độ: Nồng độ các chất phản ứng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không làm thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
- Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
Câu 4: Định nghĩa độ tan?
Trả lời:
Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định.
Câu 5: Tỉ khối của chất khí là?
Trả lời:
Tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.
Tỉ khối của khí A đối với khí B được khí hiệu dA/B và được tính bằng biểu thức:
Tỉ khối của một chất khí với không khí:
dA/Không khí =
Câu 6: Kể 2-3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lý?
Trả lời:
- Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
- Hòa tan muối vào nước.
Câu 7: Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hydrogen trong oxygen? Cho biết chất phản ứng và chất sản phẩm của thí nghiệm.
Trả lời:
Trong thí nghiệm trên, các chất phản ứng là hydrogen và oxygen, sản phẩm là nước.
Câu 8: Tính số phân tử nước và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 3 mol phân tử nước.
Trả lời:
Trong 3 mol phân tử nước có 3. 6,022.1023 = 18,066 phân tử
Trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O nên số nguyên tử H có trong 3 mol phân tử nước bằng 2. 3. 6,022.1023 = 36,132 nguyên tử
Số nguyên tử O có trong 3 mol phân tử nước bằng 3. 6,022.1023 = 18,066 nguyên tử
Câu 9: Viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.
Trả lời:
- Hai chất khí nhẹ hơn không khí: H2,NH3.
- Hai chất khí nặng hơn không khí: O2,SO2.
Câu 10: Phân hủy hoàn toàn 3,16 g KMnO4 (ở nhiệt độ cao) thu được V lít khí O2 ở đktc. Tính V
Trả lời:
Số mol KMnO4 là n= 3,16:158= 0,02 (mol)
PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo phương trình hóa học:
2 mol KMnO4 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol O2
Vậy : 0,02 mol KMnO4 ………….………………..…….0,01 mol O2
Thể tích khí oxygen sinh ra là V= n.24,79 = 0,01.24,79= 0,2479 ( lít)
Câu 11: Kể tên hai phản ứng một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế.
Trả lời:
Một phản ứng có tốc độ nhanh: tôi vôi, Đốt cháy giấy,...
Một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế: lên men rượu,…
Câu 12: Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?
Trả lời:
Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:
= = 6 gam
Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:
= = 50 gam
Câu 13: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra? Viết phương trình dạng chữ của phản ứng.
Trả lời:
Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi ta thấy đá vôi tan dần và thấy xuất hiện bọt khí bay lên. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta chỉ thu được một dung dịch đồng nhất.
PTC: Calcium carbonate + axetic acid → Calcium axetate
Câu 14: Giải quyết tình huống:
- a) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ ta thu được cho và khối lượng nhẹ hơn mẩu gỗ ban đầu. Theo em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không?
- b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tế bào chết trong tình huống trên.
Trả lời:
- a) Vì khí đốt gỗ sẽ sinh ra khí CO2và hơi nước bay đi nên khối lượng tro chắc chắn nhẹ hơn khối lượng gỗ. Do đó nó không mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng.
- b) Lấy một lượng gỗ nhỏ đốt trong một bình kín. Đem cân bình trước và sau phản ứng bằng cân điện tử rồi so sánh.
Câu 15: Tại sao trên các tàu đánh cá ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Trả lời:
Để giảm tốc độ ôi thiu, oxi hoá của cá.
Câu 16: Dùng khí H2 để khử 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đktc cần dùng là:
Trả lời:
Khối lượng Fe2O3 có trong hỗn hợp là: 50.80:100 = 32 (gam)
Khối lượng CuO có trong hỗn hợp là: 50-40 = 8 (gam)
Số mol Fe2O3 là: 32:160= 0,2 (mol)
Số mol CuO là: 8:80 = 0,1 (mol)
PTHH: Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
0,2 0,6 (mol)
CuO + H2 Cu + H2O
0,1 0,1 (mol)
Tổng số mol H2 phản ứng là 0,6+0,1 =0,7 mol
Vậy thể tích khí H2 phản ứng ở đktc là : 0,4. 24,79 = 17,353 (lít)
Câu 17: Hãy phân tích cho biết trường hợp nào xảy ra hiện tượng hoá học, trường hợp nào xảy ra hiện tượng vật lý.
- a)Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.
- b)Hoà vôi sống vào nước được vôi tôi (vôi tôi là chất calcium hydroxide, nước vôi trong là dung dịch chất này).
Trả lời:
- a) Có bọt sủi lên khi mở nút chai nước giải khát loại có ga là do khí carbon đioxide bị nén trong đó thoát ra. Đây là hiện tượng vật lý.
- b) Hoà vôi sống (chất calcium oxide) vào nước, vôi sống biến đổi thành vôi tôi là một chất khác (chất calcium hyđroxide). Đây là hiện tượng hoá học.
Câu 18: Cần phải trộn dung dịch NaOH 5% với dung dịch NạO 10% theo lượng như thế nào để thu được dung dịch NaOH 8%.
Trả lời:
Gọi x là khối lượng cung dịch NaOH 5% cần dùng thì mct =
Gọi y là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng thì mct =
Khối lượng dung dịch sau pha trộn là: x+y (g)
Khối lượng chất tan sau khi pha trộn là (+ ) =
Nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi pha trộn là:
C% =
→
→ 5x+10y = 8x+8y
→2y = 3x
→
Vậy cần trộn dung dịch NaOH 5% và dung dịch NaOH 10% theo tỉ lệ khối lượng là 2:3 để thu được dung dịch NaOH 8%
Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm: NO, NxO, CH4. Trong đó NO chiếm 30% về thể tích, NxO chiếm 30% còn lại là CH4. Trong hỗn hợp CH4 chiếm 22,377% về khối lượng.
- Xác định công thức hoá học của NxO
- Tính tỉkhối của X so với không khí
Trả lời:
- a) % của CH4= 100 – 30 – 30 = 40%.
Gọi tổng số mol của hỗn hợp khí X là a (mol) => nNO = 0,3a; nNxO = 0,3a; nCH4 = 0,4a.
mX =30.0,3a + (14x+16).0,3a + 16.0,4a = 20,2a + 4,2ax
CH4 chiếm 22,377% về khối lượng của X =>
=> a = 2. Công thức cần tìm là N2O.
- b)
.
Câu 20: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:
- Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.
- Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.
- Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.
- Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
- Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Trả lời:
a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.
d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.
e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.