Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P5)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
(PHẦN 5 - 20 CÂU)
Câu 1: Định nghĩa nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ phần trăm?
Trả lời:
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:
Trong đó:
mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.
mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.
Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng chất tan và dung môi.
Câu 2: Các bước lập phương trình hóa học là?
Trả lời:
Bước 1: Viết sơ đề của phản ứng gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và chất sản phẩm.
Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất phản ứng và các chất sản phẩm. Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử không bằng nhau thì cần phải cân bằng.
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mẫu nguyên tố
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá lọc
* Lưu ý. Nếu trong các chất phản ứng và các chất sản phẩm có nhóm nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng (VD nhóm OH, SO4,...) thì coi cả nhóm nguyên tử đó như là một đơn vị để cân bằng.
Câu 3: Cho biết dấu hiệu phân biệt biến đổi hóa học và biến đổi vật lý?
Trả lời:
Dấu hiệu là có tạo thành chất khác hay không.
Câu 4: Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí là?
Trả lời:
V = 24,79×n(lít)=>
Câu 5: Nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.
Trả lời:
Trong sản xuất và đời sống. các phản ứng tỏa nhiệt có ứng dụng chính là cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp. làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.
Nhiệt năng thụ được khí đốt cháy các nhiên hiệu như than, xăng, dầu... có thể được dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, Than được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong công nghiệp. Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong việc vận hành các máy móc, phương tiện giao thông như xe máy, ô tỏ, tàu thủy,...
Câu 6: Tính độ tan của Sodium nitrate (NaNO3) ở 0oC biết để tạo ra dung dịch NaNO3 bão hòa người ta cần hòa tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước.
Trả lời:
Độ tan của Sodium nitrate bằng:
71 (g/100g H2O)
Câu 7: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.
Trả lời:
Số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng là: = 0,05 (mol)
PTHH: S + O2 SO2
Theo phương trình hóa học:
1 mol S tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol SO2
Vậy : 0,05 mol S ……………………..………………0,05 mol SO2
Khối lượng SO2 sinh ra sau phản ứng là = 0,05.64 = 3,2 (gam)
Câu 8: Lập phương trình hoá học của phản ứng magnesium (Mg) tác dụng với oxygen (O2) tạo thành magnesium oxitde (MgO)
Trả lời:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Mg + O2 � MgO
Bước 2: So sánh Số nguyên tử/nhóm nguyên tử của mỗi nguyên tố/ chất trước và sau phản ứng
Mg + O2 � MgO
Số nguyên tử 1 2 1 1
Bước 3: Cân bằng Số nguyên tử/nhóm nguyên tử
Thêm hệ số 2 vào trước phân tử MgO
Mg + O2 � 2MgO
Số nguyên tử 1 2 2 2
2Mg + O2 � 2MgO
Thêm hệ số 2 vào trước nguyên tử Mg
Số nguyên tử 2 2 2 2
Bước 4: Kiểm tra và viết PTHH
PTHH: 2Mg + O2 → 2MgO
Câu 9: Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào cốc một viên vitamin C (dạng sủi) dự đoán xem cốc nào viên Vitamin C tan nhanh hơn?
Trả lời:
Dự toán cốc nước nóng thì vitamin C tan nhanh hơn.
Câu 10: Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích.
- a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
- b) Hoà tan acetic acid vào nước được dung dịch acetic acid loãng, dùng làm giấm ăn.
- c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
- d) Để rượu nhạt (rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước) lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.
Trả lời:
- a) Hiện tượng vật lý, sắt chỉ biến đổi về hình dạng.
- b) Hiện tượng vật lý, acrtic acid chỉ hoà tan vào nước, không biến đổi thành chất khác. ,
- c) Hiện tượng hoá học, sắt biến đổi thành chất màu nâu đỏ.
- d) Hiện tượng hoá học, rượu etylic biến đổi thành acetic acid.
Câu 11: Phản ứng phân hủy CaCO3 thành CaO và CO2 (phản ứng nung vôi) thuộc loại phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Trả lời:
Phản ứng thu nhiệt.
Câu 12: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau
Chất |
Các đại lượng (đơn vị) |
|||
M (g/mol) |
n (mol) |
m (g) |
V (l) (đkc) |
|
CO2 |
? |
? |
17,6 |
? |
N2 |
? |
? |
? |
4,958 |
H2? |
? |
0,5 |
? |
? |
Trả lời:
Chất |
Các đại lượng (đơn vị) |
|||
M (g/mol) |
n (mol) |
m (g) |
V (l) (đkc) |
|
CO2 |
44 |
0,4 |
17,6 |
9,916 |
N2 |
28 |
0,2 |
5,6 |
4,958 |
H2 |
2 |
0,5 |
1 |
12,395 |
Câu 13: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng.
- Viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
- b) Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Trả lời:
a )PTHH:
Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 (1)
H2 + CuO Cu + H2O (2)
b ) nZn = 3,25:65= 0,05 ( mol )
→nH2 = nZn = 0,05 ( mol )
→nCu = nH2 =0,05 ( mol )
→mCu = n x M = 0,05 x 64 = 3,2 ( g )
Câu 14: Tiến hành hòa tan 20 gam muối ăn khan vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%
a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được.
b, Hãy tính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế.
Trả lời:
a, Áp dụng công thức
Ta có:
= 200 g
Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam
b, mnước = mdd - mmuối = 200 - 20 = 180 gam
Câu 15: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn? Vì sao?
- a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen
- b) Sự gỉ sắt trong không khí
Trả lời:
Phản ứng “ Đốt cháy dây sắt trong oxygen” tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ cao hơn và nồng độ chất phản ứng (O2) cao hơn.
Câu 16: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,2395 lit khí chlorine (ở đktc) theo sơ đồ pư:
2R + Cl2 → 2RCl
Tìm R.
Trả lời:
Số mol của Cl2 là 1,2395:24,79 = 0,05 (mol)
Theo phương trình hóa học
2 mol R tham gia phản ứng với 1 mol Cl2
Vậy : 0,1 mol R ………….………….…...0,05 mol Cl2
Số mol R tham gia phản ứng với 1,2395 lít chlorne là 0,1 mol
MR= m:n= 2,3:0,1=23 (g/mol)
Vậy kim loại R là Na
Câu 17: Khi cho Mg tác dụng với chlohyđric acid thì khối lượng của mangessium chloride (MgCl2) nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và chlohyđric acid tham gia phản ứng. Điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không?
Trả lời:
Khi cho Mg phản ứng với dung dịch HCl thấy khối lượng MgCl2 nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và HCl. Điều này đúng với định luật bảo toàn khối lượng vì có khối lượng hydrogen thoát ra ngoài dung dịch:
Vì
Câu 18: Đốt 16 lít CO trong bình đựng 6 lít O2 . Sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.
Trả lời:
PTHH: 2CO + O2 → 2CO2
Trước phản ứng: 16 6 0
Phản ứng 2x x 2 x
Sau phản ứng 16-2x 6-x 2x
Ta có sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp:
16 - 2x + 6 - x + 2x =18
→ x = 4 (lít)
Hiệu suất của phản ứng là 4/6.100% = 66.67%
Câu 19: Biết độ tan của muối KCl ở 250C là 34g/100 H2O. Một dung dịch KCl nóng có chứa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 200C. Hãy cho biết:
- a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?
- b) Có bao nhiêu gam KCl tách trong dung dịch?
Trả lời:
- a) 100g H2O ở 250C hòa tan được 34g KCl.
130g H2O ở 250C hòa tan được x g KCl.
� mKCl tan trong dung dịch: (g)
- b) mKCltách ra khỏi dung dịch: 50 – 44,2 = 5,8 (g)
Câu 20: Làm lạnh 200g dung dịch A bão hòa NaNO3 ở 500C đến 200C, thu được dung dịch B và m g tinh thể NaNO3 tách ra. Tính giá trị của m. Biết độ tan của NaNO3 ở 500C là 114g/100g H2O, ở 200C là 88g/100g H2O
Trả lời:
Trong 214g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 500C có 114g NaNO3
Vậy 200g dung dịch A có khối lượng chất tan là:
(g)
Khối lượng của dung dịch B: mddB = 200 – m (g)
Khối lượng chất tan NaNO3 trong dung dịch B là: 106,54 – m (g)
Khối lượng dung dịch ở 200C là 100 + 88 = 188 (g)
Trong 118g dung dịch bão hòa có 88g NaNO3
Khối lượng NaNO3 hòa tan trong (200 – m) g dung dịch bão hòa ở 200C là:
(g)
Vậy ta có phương trình: 106,54 – m
Giải phương trình ta có: m = 24,29 (g)