Bài tập file word Toán 6 Cánh diều Ôn tập chương 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Toán 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 6 Cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT THỐNG KÊ (PHẦN 1)

Bài 1: Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại

Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này.

Trả lời:

Các kết quả có thể: Nai, Cáo, Gấu.

Bài 2: Bình lấy ngẫu nhiên một chiếc bút từ hộp bút màu gồm 2 bút xanh, 3 bút đỏ, 4 bút vàng để tô. Liệt kê các kết quả có thể.

Trả lời:

Có ba kết quả có thể là 1 bút xanh; 1 bút đỏ; 1 bút vàng.

Bài 3: Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại.

Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này.

Trả lời:

Các kết quả có thể: Bưởi, Quýt, Cam.

Bài 4:  Một túi gồm 4 loại bóng: xanh, đỏ, vàng, tím. Lấy ngẫu nhiên hai quả bóng. Liệt kê các kết quả có thể.

Trả lời:

Các kết quả có thể xảy ra là:

2 bóng đều màu xanh;

2 bóng đều màu đỏ;

2 bóng đều màu tím;

2 bóng đều màu vàng;

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu đỏ;

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu tím;

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu vàng;

1 bóng màu đỏ, 1 bóng màu tím;

1 bóng màu đỏ, 1 bóng màu vàng;

1 bóng màu tím, 1 bóng màu vàng;

Bài 5: Một cái hộp chứa 3 màu bóng: xanh, đỏ, vàng với 2 kích cỡ: lớn, nhỏ cho mỗi màu. Lấy ngẫu nhiên hai quả bóng. Liệt kê các kết quả có thể.

Trả lời:

Các kết quả có thể xảy ra là:

2 bóng đều màu xanh, cùng cỡ lớn;

2 bóng đều màu xanh, cùng cỡ nhỏ;

2 bóng đều màu xanh, 1 cỡ lớn và 1 cỡ nhỏ;

2 bóng đều màu đỏ, cùng cỡ nhỏ;

2 bóng đều màu đỏ, cùng cỡ lớn;

2 bóng đều màu đỏ, 1 cỡ nhỏ và 1 cỡ lớn;

2 bóng đều màu vàng, cùng cỡ nhỏ;

2 bóng đều màu vàng, cùng cỡ lớn;

2 bóng đều màu vàng, 1 cỡ nhỏ 1 cỡ lớn;

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu đỏ, cùng cỡ nhỏ;

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu đỏ, cùng cỡ lớn

1 bóng màu xanh lớn, 1 bóng màu  đỏ nhỏ

1 bóng màu xanh nhỏ, 1 bóng màu đỏ lớn

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu vàng, cùng cỡ nhỏ

1 bóng màu xanh, 1 bóng màu vàng, cùng cỡ lớn

1 bóng màu xanh lớn, 1 bóng màu vàng nhỏ

1 bóng màu xanh nhỏ, 1 bóng màu vàng lớn

1  bóng màu đỏ, 1 bóng màu vàng, cùng cỡ nhỏ

1 bóng màu đỏ, 1 bóng màu vàng, cùng cỡ lớn

1 bóng màu đỏ lớn , 1 bóng màu vàng nhỏ

1 bóng màu đỏ nhỏ, 1 bóng màu vàng lớn

Bài 5: Với một câu hỏi hãy xác định xem dữ liệu thu được thuộc loại nào?
a) Bạn có cho rằng “tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe” không?
A. Rất đồng ý
B. Đồng ý
C. Không đồng ý
D. Rất không đồng ý
b) Hoạt động thể thao nào bạn yêu thích nhất?
Trả lời:

a) Dữ liệu thu được không phải là dãy số liệu, có thể sắp theo thứ tự.
b) Dữ liệu thu được không phải là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

 

Bài 6: Cho các dãy dữ liệu sau. Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
1) Thủ đô một số quốc gia châu Á: Hà Nội; Tokyo, Viêng Chăn, Bangkok.
2) Số học sinh các lớp của khối 6 trong trường THCS Ngô Thì Nhậm như sau: 39; 40; 38; 39; 38.
3) Tên một số truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Cây khế
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

 

Bài 7: Cho các loại dữ liệu sau. Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
1) Các loại xe máy được sản xuất: vison, lead,....
2) Cân nặng của trẻ sơ sinh (đơn vị tính là gam): 3200; 2800; 3500; 4200; 10200
3) Danh sách các môn thể thao được yêu thích nhất: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn..
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

 

Bài 8: Cho dãy dữ liệu sau:
1) Thời gian chạy 100 m ( tính theo giây) của các học sinh lớp 7A: 16; 15; 18; 20.
2) Danh sách các môn thi bơi lội: Bơi ếch, bơi sải, bơi tự do...
3) Các loại huy chương các thí sinh Việt Nam đạt được trong kì thi Olimpic toán quốc tế: Vàng , bạc , đồng.
Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?

Trả lời:

Dãy 1) là dãy dữ liệu số
Dãy 2) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự

 

Bài 9: Cho dãy dữ liệu sau:
1) Các món ăn yêu thích của học sinh trong lớp: Bánh mì, Phở, Xôi, Bún....
2) Năm sinh của các thành viên trong gia đình: 1947; 1968; 1998; 1990; 2016; 2010.
3) Nơi sinh của học sinh trong lớp 7A: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng....
Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

Bài 10: Em hãy lập phiếu khảo sát về mức độ xem ti vi trong thời gian rảnh rỗi của các bạn trong lớp rồi lập bảng thống kê. Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê
Trả lời:

Phiếu khảo sát:
Họ tên:...........
Bạn có thường xuyên xem ti vi trong thời gian rãnh rỗi không?
(Đánh dấu x vào phương án bạn lựa chọn)

❑ Rất thường xuyên❑ Thường xuyên
❑ Thỉnh thoảng❑ Không bao giờ

Bảng thống kê

Mức độRất thường xuyênThường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ
Số học sinh1510130


- Dữ liệu về mức độ xem tivi trong thời gian rảnh rỗi không phải là dãy số liệu, có thể sắp xếp theo thứ tự
- Dữ liệu về số học sinh là dãy dữ liệu số

Bài 11: Một hộp có chứa  phiếu bốc thăm cùng loại. Trong đó có  phiếu có nội dung “Chúc bạn may mắn lần sau”,  phiếu có nội dung “Quà tặng”. Bạn Việt thực hiện bốc thăm lấy ngẫu nhiên một phiếu trong hộp.

a) Liệt kê các kết quả có thể;

b) Lập bảng thống kê số lượng phiếu ở trên;

c) Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được phiếu “Quà tặng”.

Trả lời:

a)    Các kết quả có thể là: Chúc bạn may mắn lần sau, Quà tặng.

b)    Bảng thống kê:

Loại phiếuChúc bạn may mắn lần sauQuà tặng
Số lượng  

c)    Xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được phiếu “Quà tặng”:

 

Bài 12: Hùng tập ném bóng vào rổ. Khi thực hiện ném  lần thì có  lần bóng vào rổ.

a) Lập bảng thống kê;

b) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ;

c) Theo em Hùng có thể tăng xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ không?

Trả lời:

a)    Số lần ném bóng không vào rổ là:  (lần).

Bảng thống kê:

Kết quảBóng vào rổBóng không vào rổ
Số lần  

b)    Xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ là:

c)    Hùng có thể tăng xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ nếu Hùng chăm chỉ luyện tập.

 

Bài 13: Trong buổi thực hành môn Khoa học tự nhiên đo thể tích của vật thể không xác định được hình dạng, lớp 6A có 40 học sinh thực hiện phép đo thì có 35 học sinh thực hiện thành công. Em hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Phép đo được thực hiện thành công.

Trả lời:

Số lần thực hiện phép đo là

Sô lần đo thành công là

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Phép đo được thực hiện thành công là:

 

Bài 14: Tung một đồng xu 20 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần tungKết quả tungSố lần xuất hiện mặt NSố lần xuất hiện mặt S
1?  
...?  

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt N;                      

b) Xuất hiện mặt S;

Trả lời:

a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu 20 lần là: 

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu 20 lần là: 

 

Bài 15: a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Trả lời:

 a)   Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng:

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 

Bài 16: Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, .., 10; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 25 lần rút thẻ liên tiếp, hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần rútKết quả rútTổng số lần xuất hiện         
Số 1Số 2Số 3Số 4Số 5Số 6Số 7Số 8Số 9Số 10  
1???????????
...?          

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện số 1;                     

b) Xuất hiện số 5;                           

c) Xuất hiện số 10.

Trả lời:

a) Gọi số lần xuất hiện số 1 là k thì xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1: 

b) Gọi số lần xuất hiện số 1 là k thì xác suất thực nghiệm xuất hiện số 5: 

c) Gọi số lần xuất hiện số 1 là k thì xác suất thực nghiệm xuất hiện số 10: 

 

Bài 17: Gieo một xúc xắc  lần liên tiếp, bạn Cường có kết quả như sau:

Lần gieoKết quả gieo
1Xuất hiện mặt 2 chấm
2Xuất hiện mặt 1 chấm
3Xuất hiện mặt 6 chấm
4Xuất hiện mặt 4 chấm
5Xuất hiện mặt 4 chấm
6Xuất hiện mặt 5 chấm
7Xuất hiện mặt 3 chấm
8Xuất hiện mặt 5 chấm
9Xuất hiện mặt 1 chấm
10Xuất hiện mặt 1 chấm

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt 1 chấm và số lần xuất hiện mặt 6 chấm sau 10 lần gieo. Xác suất thực nghiệm xuất hiện

b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm.

c) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm. 

Trả lời:

a) Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: 3 lần

    Số lần xuất hiện mặt 6 chấm: 1 lần

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là: 

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là: 

Bài 18: a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng bao nhiêu?

Trả lời:

a)  Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng: 

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng:

Bài 19: Biểu đồ hình dưới biểu diễn số HS nam và số HS nữa của lớp 6C có sở thích chơi một số môn thể thao: Bóng đá, bóng rổ, bơi. Biết rằng mỗi HS chỉ nêu một môn thể thao yếu thích nhất.

Số HS
Môn

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Môn thể thao nào có nhiều HS thích chơi nhất?

b) Tính tổng số HS của lớp 6C.

Trả lời:

a) Môn thể thao có nhiều học sinh thích nhất là bóng đá.

b) Tổng số học sinh lớp 6C là:  (HS)

Bài 20: Hai trường A và B đã tổ chức ngày hội thể thao nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Biểu đồ hình dưới biểu diễn số huy chương Vàng, Bạc và Đồng của hai trường A và B.

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Lập bảng thống kê số huy chương Vàng, Bạc và Đồng của cả hai trường A và B.

b) Tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của trường nào cao hơn? Cao hơn bao nhiêu huy chương?

Trả lời:

a) Bảng thống kê số huy chương Vàng, Bạc và Đồng của cả hai trường A và B:

TrườngSố huy chương (chiếc)  
VàngBạcĐồng 
A9810
B81112

b) Tổng số huy chương các loại các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của trường A là:  (chiếc)

     Tổng số huy chương các loại các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của trường B là:  (chiếc)

     Tổng số huy chương của trường B cao hơn và cao hơn 4 huy chương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 6 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay