Bài tập file word Vật lí 10 kết nối Bài 1 - 2: làm quen với vật lý – các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý
Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 - 2: làm quen với vật lý – các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 10 KNTT.
Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1 - 2: LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ – CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH VẬT LÝ
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí? Nếu không phải thì chúng thuộc lĩnh vực nào?
“Dòng điện không đổi”; “Hiện tượng quang hợp”; “Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên”; “Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.”
Trả lời:
Dòng điện không đổi là đối tượng liên quan tới điện học thuộc lĩnh vực Vật lí.
Hiện tượng quang hợp - đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.
Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên - đối tượng liên quan tới sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên thuộc lĩnh vực Sinh học.
Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất - đối tượng liên quan tới sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất thuộc lĩnh vực Hóa học.
Câu 2: Định nghĩa vật lý là gì?
Trả lời:
Vật lý là một ngành khoa học nghiên cứu về các đối tượng và hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
Câu 3: Liệt kê một số đối tượng nghiên cứu trong vật lý.
Trả lời:
Điện, magnet, ánh sáng, và chuyển động là những đối tượng được nghiên cứu trong vật lý.
Câu 4: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào?
Trả lời:
Dòng điện một chiều
Câu 5: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Câu 6: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
Câu 7: Những dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
Trả lời:
Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
2. THÔNG HIỂU
Câu 8: Giải thích ý nghĩa của việc sử dụng mô hình trong vật lý.
Trả lời:
Mô hình giúp đơn giản hóa và mô tả các hiện tượng phức tạp để hiểu rõ hơn.
Câu 9: Tại sao vật lý được coi là "ngôn ngữ" của các khoa học tự nhiên?
Trả lời:
Vật lý cung cấp một cơ sở lý thuyết và ngôn ngữ chung để hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Câu 10: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?
Trả lời:
Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí nguyên tử và hạt nhân của Vật lí.
Câu 11: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
Trả lời:
Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
Câu 12: Nêu một ví dụ về Thiết bị không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
Trả lời:
Kính lúp là thiết bị bổ trợ cho mắt trong việc nhìn các vật nhỏ và không có ứng dụng kiến thức về nhiệt.
3. VẬN DỤNG
Câu 13: Mô tả quá trình truyền nhiệt từ một vật có nhiệt độ cao đến một vật có nhiệt độ thấp.
Trả lời:
Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh thông qua quá trình dẫn, tỏa và truyền.
Câu 14: Thao tác nào có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?
Trả lời:
Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng; Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun; Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
Câu 15: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
Trả lời:
Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.
Câu 16: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?
Trả lời:
Việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà Vật lí Faraday đã mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại và là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 17: Phân tích cách sử dụng vật lý trong thiết kế xe ô tô để tối ưu hóa hiệu suất nhiên liệu.
Trả lời:
Sử dụng kiến thức về động lực học để tối ưu hóa trọng lượng và hiệu suất động cơ.
Câu 18: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào?
Trả lời:
Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
Câu 19: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?
Trả lời:
Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
Câu 20: Các loại mô hình nào là các mô hình thường dùng trong trường phổ thông?
Trả lời:
Các loại mô hình thường dùng trong trường phổ thông là:
Mô hình vật chất: mô hình thu nhỏ Trái Đất,…
Mô hình lí thuyết: coi chuyển động của vật là chất điểm, mô hình tia sáng,…
Mô hình toán học: các công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu,…