Bài tập file word Vật lí 10 kết nối Ôn tập chương 3 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 10 KNTT.
Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là gì?
Trả lời:
Khối lượng
Câu 2: Định luật III Newton nói về mối quan hệ giữa những gì?
Trả lời:
Định luật III Newton nói về mối quan hệ giữa các lực tác động và lực phản tác động trong một tương tác.
Câu 3: Nêu biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?
Trả lời:
Câu 4: 4 bạn An, Bình, Chi, Dũng đang thảo luận cho câu hỏi “Hợp lực của hai lực F1 = 30N và F2 = 60N là một lực như thế nào?”. Mỗi bạn đều có mỗi ý kiến riêng như dưới đây. Bạn nào đúng? Giải thích?
An: nhỏ hơn 20N
Bình: lớn hơn 100N
Chi: vuông góc với F1
Dũng: vuông góc với F2
Trả lời:
Vì nên An và Bình sai.
F2 > F1 nên F2 phải là cạnh huyền => Chi đúng, Dũng sai.
Câu 5: Một xe buýt đang chuyển động trên một đường thẳng khi xe buýt này tăng tốc đột ngột thì các hành khách trên xe sẽ ngả người về phía nào?
Trả lời:
Ngả người về phía sau
Câu 6: Một xe ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 100km/h thì tài xế hãm phanh cho xe chuyển động thẳng chậm dần đều và sau khi đi được 55m thì xe dừng lại. Độ lớn lực tác dụng vào xe làm xe dừng lại là bao nhiêu?
Trả lời:
v2 – v20 = 2as => a =
F = ma = 1500.7 = 11000N
Câu 7: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
Trả lời:
v = at =
Câu 8: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
Trả lời:
Bằng 500 N. Vì theo định luật III Newton cặp lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 9: Cho bốn lực đồng quy có độ lớn lần lượt là F1 = 5N, F2 = 3N, F3 = 7N, F4 = 1N như hình vẽ. Hợp lực của chúng có độ lớn là
Trả lời:
F13 = F3 – F1 = 2N
F24 = F2 – F4 = 2N
F =
Câu 10: Một đèn chùm có khối lượng 200 kg được treo hình vẽ lấy g bằng 9,8 m/s². Tính độ lớn các lực căng dây khi hệ cân bằng
Trả lời:
Khi vật nặng cân bằng các lực tác dụng lên vật gồm:
+ Trọng lực + Trọng lực của vật nặng
+ Lực căng dây của dây + Lực căng dây của dây
+ Lực căng dây của dây + Lực căng dây của dây
Các lực được biểu hiện diễn như hình:
Thực hiện tịnh tiến các lực đến điểm đồng quy O như hình vẽ
Điều kiện cân bằng:
=> => R = P = 1960N
Từ hình ta có: tan=
FB = Rtan = 1131,6N
Lại có FA =
Câu 11: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 50km/h. Hợp lực tác dụng lên xe ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Ô tô chuyển động thẳng với vận tốc 50km/h không đổi tức là vận đang chuyển động thẳng đều. Khi đó hợp lực tác dụng lên ô tô bằng 0.
Câu 12: Một máy bay trực thăng có khối lượng 7180 kg kéo một vật nặng 1080 kg tại một công trường xây dựng lên theo phương thẳng đứng với gia tốc 0,8 m/s². Bỏ qua khối lượng của dây cáp.
- a. Tính lực nâng của không khí tác dụng lên cánh quạt của máy bay.
- b. Tính lực căng của dây cáp.
- a. Áp dụng định luật II Newton cho máy bay ta được:
- b. Thay F vào (4) ta được: T = 1080.0,8 + 1080.9,8 = 11448N
Câu 14: Làm thế nào bạn có thể giải thích sự chuyển động của một tên lửa dựa trên Định luật III Newton?
Trả lời:
Tên lửa di chuyển nhờ lực phản tác động từ dòng khí thải ra từ động cơ, làm cho tên lửa chuyển động ngược chiều với hướng dòng khí.
Câu 15: Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Tính khối lượng xe một.
Trả lời:
- Ta có: v - Ta có: v1 = 5 m/s; v’1 = 150 cm/s = 1,5 m/s; v2 = 0; v’2 = 2 m/s; m2 = 0,4 kg
- Gọi t là thời gian tương tác giữa hai xe - Gọi t là thời gian tương tác giữa hai xe
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm - Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm
- Độ lớn gia tốc của xe 1: a - Độ lớn gia tốc của xe 1: a1 = (–v’1 – v1)/t
- Độ lớn gia tốc của xe 2: a - Độ lớn gia tốc của xe 2: a2 = (v’2 – v2)/t
- Áp dụng định luật III Newton ta có - Áp dụng định luật III Newton ta có
m1a1 = –m2a2 = > m1(1,5 + 5) = 2m2 = > m1 = 0,145kg
Câu 16: Quả bóng khối lượng 2kg bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật trở lại với độ lớn không đổi. Biết va chạm của bóng với tường theo định luật phản xạ gương, và bóng đến đập vào tường dưới góc tới 30°. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng.
Trả lời:
Gọi là lực do quả bóng tác dụng vào tường; là lực do tường tác dụng lại quả bóng. Theo định luật III Newton, ta có: F12 = F21
Trong thời gian va chạm, ta có: F21 = m1a1 =
Vì hợp với vectơ một góc 60o và
=> m/s
=> F21 = m1a1 =
Vậy: Lực do tường tác dụng lên bóng là F21 = 138,6 N
Câu 17: Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng lăn được những quãng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với gia tốc không đổi. Tính tỉ số khối lượng của hai quả bóng ?
Trả lời:
Ta có: a1 = a2 => => v01 = 1,5 v02
F1 = F2 => m1v01 = m2v02
Câu 18: Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đạp vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A đội ngược lại với vận tốc 0,1m/s, còn xe B chạy tới với vận tốc 0,55m/s. Biết mB = 200g, tìm mA.
Trả lời:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của xe A.
Áp dụng định luật III Newton cho tương tác giữa hai xa, ta có:
Chiếu phương trình trên lên chiều dương đã chọn, ta được:
=>
Vậy: khối lượng của xe A là mA = 0,1 kg
Câu 19: Một em bé ngồi trong xe đẩy nói rằng, mẹ dừng xe đột ngột làm đồ chơi treo ở đầu xe bay vào em. Em bé nói đúng hay sai?
Trả lời:
Em bé nói sai. Vì khi mẹ dừng xe đột ngột thì đồ chơi treo ở đầu xe sẽ bay về phía trước.
Câu 20: Một lực có độ lớn 3 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1,5 kg lúc đầu đứng yên. Xác định quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s.
Trả lời:
Ta có: a = F: m = 2m/s2 ⇒ s = v0t + 0,5at2 = 4m