Bài tập file word Vật lí 10 kết nối Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3 . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC

(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật có bị thay đổi không?

Trả lời:

Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ bị thay đổi

Câu 2: Khi một con ngựa kéo xe, lực nào tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước?

Trả lời:

Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa

Câu 3: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, có thể từ đấy rút ra được nhận xét gì?

Trả lời:

Theo định luật III Newton. Đội A thắng đội B là do hợp lực tác dụng lên đội A lớn hơn hợp lực tác dụng lên đội B.

- Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên. - Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên.

- Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên. - Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất tác dụng lên.

Mà lực do đội A tác dụng lên đội B có độ lớn bằng với lực do đội B tác dụng lên đội A.

Vậy đội A thắng đội B là do lực do mặt đất tác dụng lên đội A có độ lớn lớn hơn lực do mặt đất tác dụng lên đội B. Suy ra: Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.

Câu 4: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có giá trị lớn nhất khi nào?

Trả lời:

Khi hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều

Câu 5: Đặt một cốc nước lên trên tờ giấy. Khi dùng tay kéo từ từ tờ giấy và khi giật mạnh tờ giấy sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

Trả lời:

Khi kéo từ từ tờ giấy, cả cốc và giấy đều di chuyển.

Khi giật mạnh tờ giấy, tờ giấy di chuyển còn cốc vẫn đứng yên tại chỗ, vì do có quán tính, cốc không kịp thay đổi trạng thái nên vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Câu 6: Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như sau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm được một đoạn sB < sA. So sánh khối lượng của 2 xe?

Trả lời:

Ta có v2A = 2aAsA; v2B = 2aBsB mà theo đề bài thì vA = vB nên aAsA = aBsB

Áp dụng định luật 2 Newton ta có: aA =  thay vào trên ta được

 ⬄

Câu 7: Khi người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn sẽ như thế nào so với lực của đinh tác dụng vào búa? Giải thích?

Trả lời:

Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa

Theo định luật III Newton.

Lực do búa tác dụng vào đinh và lực của đinh tác dụng vào búa là cặp lực và phản lực. Nên độ lớn của hai lực này phải bằng nhau.

Câu 8: Độ lớn hợp lực của cặp lực có giá trị 4N và 16N không thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây: 10N, 18N, 13N, 16N?

Trả lời:

Ta có:  => Không thể là 10N

Câu 9: Một quả bóng được thả từ đỉnh con dốc nghiêng tới chân dốc thì chuyển động tiếp một đoạn rồi dừng lại. Định luật 1 Newton có đúng trong trường hợp này hay không? Tại sao?

Trả lời:

Định luật 1 Newton vẫn đúng trong trường hợp này,

Nguyên nhân vật dừng lại là do lực ma sát.

Câu 10: Một vật khối lượng m lần lượt chịu tác dụng của hai lực và  thì thu được gia tốc tương ứng là a1 = 3 m/s² và a2 = 4 m/s². Nếu vật chịu tác dụng đồng thời của hai lực và có phương vuông góc nhau thì quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 3 ban đầu vật đứng yên là bao nhiêu?

Trả lời:

Hợp lực F2 = F21 + F22 (1)

Theo định luật 2 Newton:

F1 = ma1; F2 = ma2; F = ma thay vào (1) ta được

a =

Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3:

Câu 11: Giải thích tại sao bạn cảm thấy nhẹ khi đẩy một chiếc xe đạp và cảm thấy nặng khi đẩy một chiếc ô tô.

Trả lời:

Điều này là do ô tô có khối lượng lớn hơn, nên lực phản tác động của ô tô cũng lớn hơn, khiến bạn cảm thấy nặng hơn.

Câu 12: Một người tác dụng lên tủ lạnh một lực đẩy, tủ lạnh chịu tác dụng của những lực nào ngoài lực đẩy?

Trả lời:

Lực ma sát, Trọng lực, Phản lực

Câu 13: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và tựa ghế ngồi trong xe ô tô?

Trả lời:

Dây an toàn giúp giữ cho người ngồi không bị lao ra khỏi ghế về phía trước khi có sự cố cần phanh gấp và tựa đầu giúp giữ đầu không bị đập mạnh ra sau khi xe tăng tốc đột ngột.

Câu 14: Một con vật có khối lượng 20kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 80cm thì có vận tốc 0,7m/s. Tính lực tác dụng vào vật.

Trả lời:

v2 – v20 = 2as => 0,72 – 02 = 2a.0,8 => a = 0,30625 m/s2

Áp dụng định luật II Newton:  => F = 6,125N

Câu 15: Một quả bóng khối lượng m = 100(g) được thả rơi tự do từ độ cao h = 0,8(m). Khi đập vào sàn nhẵn bóng thì nẩy lên đúng độ cao h. Thời gian và chạm là ∆t = 0,5(s). Xác định lực trung bình do sàn tác dụng lên bóng ?

Trả lời:

Vận tốc khi chạm đất: v = 

Chọn chiều dương là chiều bóng nảy lên

F = ma = m  = 1,6N

Câu 16: Có hai quyển sách nằm chồng lên nhau và được đặt nằm yên trên mặt phẳng ngang Hỏi có bao nhiêu lực tác dụng lên quyển sách nằm ở dưới?

Trả lời:

Gồm 3 lực: trọng lực, phản lực của mặt bàn và lực mà cuốn sách ở trên tác dụng lên cuốn sách.

Câu 17: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính: Vật chuyển động tròn đều, Vật chuyển động thẳng biến đổi đều, Vật rơi tự do từ trên cao xuống, Vật chuyển động thẳng đều

Trả lời:

Vật chuyển động thẳng đều là vật chuyển động theo quán tính.

Câu 18: Khi một vật được thả từ đỉnh một máng nghiêng tới chân máng thì vật chỉ chuyển động trên máng ngang một đoạn rồi dừng lại. Trong trường hợp này có phải định luật 1 Newton không đúng hay không? Giải thích.

Trả lời:

Định luật I Newton vẫn đúng.

Nguyên nhân vật dừng lại là do có lực ma sát xuất hiện nên vật mới dừng lại.

Câu 19: Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 24 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình vật chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực cản của không khí tác dụng vào vật.

Trả lời:

Áp dụng công thức: h = v0t + 0,5at2 ⇒ 24 = 2.3 + 4,5a ⇒ a = 4m/s2

Mặt khác: P – FC = m.a ⇒ Fc = m(g-a) = 5.(10-4) = 5.6 = 30N.

Câu 20: Hai bạn Bình và An cầm hai đầu một sợi dây và kéo căng thì sợi dây không bị đứt, nhưng nếu buộc một đầu sợi dây đó vào gốc cây và hai bạn cùng kéo căng một đầu sợi dây thì dây đứt. Hãy giải thích tại sao.

Trả lời:

Khi bạn Bình và bạn An cầm hai đầu một sợi dây rồi kéo căng thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau  và , rồi lực căng của dây bằng F nên dây không bị đứt. Khi hai người cầm chung một đầu dây mà kéo, đầu kia buộc vào thân cây, thì hai người đã tác dụng vào đầu dây một lực gấp đôi là 2F. Dây sẽ truyền lực 2F đó tới cây. Theo định luật 3 Newton, cây cũng tác dụng trở lại dây một phần lực có độ lớn 2F. Vậy, hai đầu dây bị kéo về hai phía với lực lớn gấp đôi trường hợp trước lớn hơn lực căng dây tối đa mà dây có thể chịu được, vì thế mà dây bị đứt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay