Bài tập file word Vật lí 10 kết nối Ôn tập chương 3 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC
(PHẦN 3 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu công thức tính độ lớn hợp lực?

Trả lời:

Câu 2: Theo Định luật I Newton, tại sao các vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại?

Trả lời:

Vì chúng có ma sát

Câu 3: Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 gia tốc a1, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc a2. Lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 gia tốc a có độ lớn như thế nào?

Trả lời:

Ta có: F = m1a1 => m1 =  và F = m2a2 => m2 =

Thay vào F = (m1 + m2)a ⬄ F = ( +  + a => a =

Câu 4: “Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau”. Mệnh đề trên là đúng hay sai khi nói về lực và phản lực?’

Trả lời:

Sai, lực và phản lực luôn ngược hướng với nhau.

Câu 5: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, vật đứng yên. Lý do khiến cho vật đứng yên là gì?

Trả lời:

Vật đứng yên vì lực ma sát đã giữ vật.

Câu 6: Một vật đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì có sự thay đổi nào về hướng chuyển động và vận tốc của vật?

Trả lời:

Vật không đổi hướng với vận tốc 4m/s

Câu 7: Một người đi xe máy trên đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 20m trong 5s thì dừng lại. Khối lượng của xe và người là 110kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

Trả lời:
Ta có: 

 
Trường hợp này lực hãm là lực gây gia tốc cho xe nên Fh = ma = 100 (-80) = -80N

Câu 8: Nêu đặc điểm của Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Newton

Trả lời:

Theo định luật III Newton.

Cặp “lực và phản lực” có đặc điểm:

- Cùng phương - Cùng phương

- Ngược chiều - Ngược chiều

- Cùng độ lớn - Cùng độ lớn

- Tác dụng vào hai vật khác nhau. - Tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 9: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn F hỏi góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F?

Trả lời:

Ta có:

=>  =>  = 1200

Câu 10: Hành khách trên xe bus than phiền vì xe dừng đột ngột lên làm đồ để trên xe hướng về phía hành khách. Ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Ý kiến đó không đúng. Vì khi xe phanh gấp, theo quán tính, đồ vật sẽ hướng về phía trước.

Câu 11: Cho hệ như hình vẽ gồm hai vật: vật m1 có khối lượng 2 kg, vật m2 có khối lượng 4 kg trượt trên mặt phẳng nghiêng không ma sát. Hai vật được nối với nhau thông qua một lực kế và dây nhẹ, không dãn. Trong quá trình chuyển động, số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s².

Trả lời:

Áp dụng định luật 2 Newton cho vật 1:   (1)

Chiếu (1) lên Ox ta được: P1sin300 + T1 = m1a                  (2)

Tương tự vật 2 ta cũng có                 (3)

Chiếu (3) lên Ox ta được: P2sin300 + T2 = m2a                  (4)

Lấy (2) + (4) và lưu ý T1 = T2 ta được:

P1sin30+ P + P2sin30= (m1 + m2)a => a = gsin300 = 5m/s2

Thay vào (2) ta được: T1 = m1a – P1sin300 = 2.5 – 2.10.sin300 = 0

Vậy số chỉ của lực kế là 0.

Câu 12: Trong trường hợp một người đứng trên một chiếc thuyền đứng yên, làm thế nào người đó có thể di chuyển thuyền?

Trả lời:

Người đó có thể đẩy thuyền bằng lực, và thuyền sẽ chuyển động theo hướng ngược chiều với hướng lực tác động.

Câu 13: Cho hai lực   có hợp lực là  Điền các dấu biểu thị mối quan hệ vào ô trống sao cho hợp lý:

Trả lời:

Câu 14: Giải thích vì sao một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng lực của mặt bàn?

Trả lời:

Giả sử mặt bàn không tác dụng lực lên vật thì vật chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Khi đó, vật sẽ bị kéo xuống khỏi mặt bàn. Bởi vậy, để vật nằm yên thì mặt bàn đã tác dụng một lực đỡ.

Câu 15: Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc, nếu lực tác dụng đó giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Giảm đi

Câu 16: Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2m/s. Tìm tỉ số khối lượng m1/m 

Trả lời:

Ta có:

v1 = 4 m/s; v’1 = 2 m/s; v2 = 0; v’2 = 2 m/s

Gọi t là thời gian tương tác giữa 2 quả cầu, chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu 1

áp dụng định luật III Newton ta có

m1a1 = –m2a2 = > m1(v’1 – v1):t = –m2(v’2 – v2):t = > m1:m2 = 1

Câu 17: F = 10N có thể được phân tích thành hai lực có thành phần độ lớn là? (Lấy một đáp án ví dụ) 

Trả lời:

Ta có

Ví dụ: F1 = 10N; F2 = 20N

Câu 18: Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc 30°. Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện ở vị trí cân bằng trong hình sau.

Trả lời:

Khi con nhện và sợi tơ cân bằng như hình dưới.

Ta có: tan30° = F:P

⇒F = P.tan30o ≈ 0,058N.

Câu 19: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi vật đang chuyển động, lực tác dụng mất đi, vật sẽ có xu hướng bảo toàn trạng thái chuyển động của nó nên vật sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 20: Hãy giải thích sự cần thiết và lợi ích của túi khí được trang bị trong ô tô.

Trả lời:

Trong tình huống xảy ra va chạm giao thông, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, các bộ phận quan trọng trên cơ thể người ngồi trên xe sẽ được túi khí bảo vệ do chỉ va chạm vào túi khí mà không va chạm với thành xe.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay