Bài tập file word Vật lí 11 kết nối tri thức bài 25: Năng lượng điện và công suất điện

Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word Vật lí 11 kết nối bài 25: Năng lượng điện và công suất điện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 11 kết nối tri thức.

  CHƯƠNG IV: DÒNG ĐIỆN. MẠCH ĐIỆN

BÀI 25: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Công suất định mức của các dụng cụ điện là?

Giải:

Công suất định mức là công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.

 

Câu 2: Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là?

Giải:

Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là A = U.I.t

Câu 3: Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là?

Giải:

Công thức công suất điện của một đoạn mạch là P = UI .

Câu 4: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?

Giải:

Công tơ điện đo điện năng tiêu thụ.

Câu 5: Đơn vị của công suất điện là?

Giải:

Đơn vị của công suất điện là Oát, kí hiệu là W.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là?

Giải:

Đổi 1 kJ = 1000 J.

Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là

t =  = 25 (phút).

 

Câu 2: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng?

Giải:

Đổi 12 phút = 720 giây

Trong 12 phút đoạn mạch tiêu thụ một năng lượng là

A = P.t = 100 . 720 = 72000 (J) = 72 (kJ).

Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?

Giải:

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch I =  = 2 A

Áp dụng công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là

P = UI = 18.2 = 36W.

Câu 4: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là?

Giải:

Áp dụng công thức định luật Jun – Len xơ

Q = I2.R.t = 22.100.(2.60) = 48000 J= 48 kJ

Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 12 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là?

Giải:

Áp dụng công thức tính công của nguồn

A = qE ⇒ q =  =  =6C

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là?

Giải:

Từ định luật Ôm I =

Áp dụng công thức P = U.I

Khi R = R1 = 100 Ω thì

P1 = U.I1 = U. =  =  = 20W   

U2 = 100.20 = 2000

Khi R = R2 = 50 Ω thì P2 = U.I2 =  =  =   = 40W.

Câu 2: Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là?

Giải:

Từ định luật Ôm cho đoạn mạch I =  U = I.R

Áp dụng công thức P  = U.I = I2.R

Khi I = I1 = 2 A thì

P 1 = U.I1 = I12.R =22.R = 100 W  R = 25 Ω

Khi I = I2 = 4A thì P2 = U.I2 = .R = 42 .25 = 400 (W)

Câu 3: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là?

Giải:

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg nước thêm 10C là:

Q = mc∆t = 1.4200.1 = 4200 J

Thời gian cần để điện trở 10 Ω tỏa ra nhiệt lượng trên là

t =  =  = 420s = 7 phút

Câu 4: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng bếp trong một giờ là?

Giải:

Nhiệt lượng bếp điện trong 1 giờ là

Q = I2.R.t = 52.100.(1.3600) = 9000000 J = 9000 kJ

Câu 5: Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12V – 6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là?

Giải:

Để các đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế trên hai đầu mỗi đèn là 12 V

Vậy cần mắc nối tiếp N đèn sao cho hiệu điện thế hai đầu mạch là 120 V, U trên mỗi đèn là 12 V.

Ta có N = 120 : 12 = 10 bóng đèn.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho mạch điện gồm hai điện trở nối tiếp mắc vào một nguồn điện, biết hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là U1 = 9V, R1 = 15 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu R2 là U2 = 6V. Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 5 phút là?

Giải:

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa điện trở R1, ta có I1 =  =  = 0,6(A)

Vì hai điện trở mắc nối tiếp nên I = I1 = I2 = 0,6 A

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa điện trở R2.

Ta có I2 =  ⇒ R2 =   =  = 10(Ω)

Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút là Q = .R2 .t = 0,62 .10.(5.60) = 1080 J

Câu 2: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch là 100 W. Nếu hai điện trở đó mắc song song và cùng mắc vào hiệu điện thế U trên thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch là?

Giải:

Công thức tính công suất tỏa nhiệt là P = U.I =  

Khi 2 điện trở mắc nối tiếp: Pnt =  =

Khi 2 điện trở mắc song song: P// =  =  =

Lập tỉ số ta được:  =  ⇒  =  ⇒ P// = 400W

Câu 3: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện có cường độ 4 A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C trong thời gian 10 phút. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hiệu suất của bếp là?

Giải:

Nhiệt lượng cung cấp cho 1,2 lít nước từ 200C đến sôi ở 1000C là:

Q = mc∆t = 1,2.4200.(100 - 20) = 403200 J

Điện năng tiêu thụ của bếp là

A = U.I.t = 220.4.(10.60) = 528000 J

Hiệu suất của bếp là

 H = .100% = .100% = 76,36%

Câu 4: Một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W có thể đun sôi 1,5 lít nước từ 200C trong thời gian 10 phút. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hiệu suất của bếp là?

Giải:

Nhiệt lượng cung cấp cho 1,5 lít nước từ 200C đến sôi ở 1000C là:

Q = mc∆t = 1,5.4200.(100-20) = 504 000 J

Điện năng tiêu thụ của bếp là

A = P.t = 1000.(10.60) = 600 000 J

Hiệu suất của bếp là

 H = .100% = .100%=84%

Câu 5: Một bàn là khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5 A. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 30 phút, biết giá tiền điện là 2500 đ/(kWh) là?

Giải:

Đổi 30 phút = 0,5h

Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bàn là này trong 30 ngày là

A = U.I.t = 220.5.(0,5.30) = 16500 Wh = 16,5 kWh

Số tiền điện phải trả là M = 16,5.2500 = 41250 đ

=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 25: Năng lượng và công suất điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay