Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 5: Ánh sáng (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Ánh sáng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Em biết gì về năng lượng ánh sáng?
Trả lời:
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng.
- Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.
Câu 2: Trình bày quy ước trong hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Trả lời:
- G: gương phẳng (mặt phản xạ).
- Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương.
- Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại.
- Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương.
- Pháp tuyến (IN) tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I.
- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc tới SIN = i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ RIN = i’: góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 3: Ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Trả lời:
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.
Câu 4: Vùng tối là gì?
Trả lời:
Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Câu 5: Nêu khái niệm phản xạ.
Trả lời:
Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương). Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh rõ nét của vật
Câu 6: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành động năng.
Trả lời:
Ví dụ: Năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống tấm pin năng lượng, quang năng chuyển hóa thành điện năng. Tấm pin được nối với mô tơ có gắn cánh quạt, cánh quạt quay, điện năng chuyển hóa thành động năng.
Câu 7: Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán.
Trả lời:
Phản xạ |
Phản xạ khuếch tán |
- Xảy ra trên bề mặt các vật nhẵn bóng như gương, mặt nước,… - Các tia phản xạ song song nhau Ta nhìn thấy được hình ảnh của vật. |
- Xảy ra trên bề mặt các vật không nhẵn bóng như thảm len… - Các tia phản xạ không song song - Ta không nhìn thấy được hình ảnh của vật. |
Câu 8: So sánh khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng với khoảng cách từ vật đến gương phẳng.
Trả lời:
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 9: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
Trả lời:
Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất thông qua các tia sáng được chiếu đến Trái Đất.
Câu 10: Em biết hiện tượng tán xạ nào trong thực tế?
Trả lời:
Ví dụ: Phản xạ qua mặt nước gợn sóng.
Câu 11: Ảnh của chữ “MAN” qua gương phẳng là chữ gì?
Trả lời:
Vì vật và ảnh đối xứng nhau qua gương phẳng nên ảnh của chữ “MAN” là chữ “NAM”.
Câu 12: Nói “Mặt Trăng là nguồn sáng” là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Sai. Mặt Trăng không phải là nguồn sáng, vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.
Câu 13: Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ hay tán xạ? Vì sao?
Trả lời:
Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ vì bề mặt ánh sáng chiếu tới bằng phẳng, nhìn thấy hình rõ nét.
Câu 14: Đặt một cây nến (1) trước gương, sau khi thắp sáng cây nến đó ta thấy cây nến (2) trong gương cũng sáng. Giải thích.
Trả lời:
Sau khi thắp sáng nến (1), nhìn vào gương, ta có cảm giác như nến (2) cũng sáng lên vì ánh sáng của nến (1) chiếu đến gương, khi đến gương thì ánh sáng đó hắt lại vào mắt ta nên ta có thể nhìn thấy ảnh của nến (1) mà nến (1) đang được thắp sáng nên ảnh nến (2) cũng dường như đang sáng.
Câu 15: Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng có phải là nguồn sáng hay không? Vì sao?
Trả lời:
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.
Câu 16: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Tính góc tới và góc phản xạ.
Trả lời:
Ta có: i = i' (theo định luật phản xạ ánh sáng); i+i' = 90o
=> i = i' = 45o
Câu 17: Tại sao ta luôn thấy ảnh tạo bởi gương phẳng bị ngược với vật?
Trả lời:
Ảnh của vật qua gương phẳng lại đảo chiều do quá trình phản xạ ánh sáng. Khi ánh sáng từ vật phản xạ từ mặt phẳng của gương, nó sẽ bị đảo chiều vì hướng phản xạ của ánh sáng theo luật phản xạ gương. Điều này dẫn đến việc hình ảnh của vật khi phản xạ từ gương sẽ đảo chiều so với vật gốc.
Câu 18: Trong điều kiện ánh sáng yếu, làm thế nào mắt người có thể thích nghi để nhìn rõ hơn?
Trả lời:
- Đồng tử mở to: Trong ánh sáng yếu, đồng tử của mắt sẽ mở to để cho phép nhiều ánh sáng hơn đi vào mắt, tăng cường khả năng thu ánh sáng.
- Tế bào que hoạt động mạnh: Tế bào que đảm nhận vai trò chính trong việc nhìn rõ hơn dưới ánh sáng yếu. Khi có ít ánh sáng, tế bào này sẽ tăng cường hoạt động để tăng khả năng nhận biết ánh sáng.
- Chuyển đổi từ tế bào nón sang tế bào que: Khi môi trường chuyển từ ánh sáng mạnh sang ánh sáng yếu, tế bào nón chịu trách nhiệm cho tầm nhìn ban ngày sẽ dần dần chuyển đổi sang tế bào que, cải thiện khả năng nhìn dưới ánh sáng yếu.
Câu 19: Sử dụng kiến thức về tán xạ ánh sáng để giải thích tại sao bầu trời xanh?
Trả lời:
Bầu trời xanh vào ban ngày: Ánh sáng mặt trời chứa đủ các màu sắc khác nhau, từ màu đỏ đến màu tím. Khi ánh sáng từ mặt trời đi qua bầu khí quyển, các phân tử khí trong không khí tán xạ ánh sáng, đặc biệt là các phân tử khí nhẹ như không khí và khí nitơ. Nguyên lý tán xạ Rayleigh cho rằng dải màu có bước sóng ngắn hơn (như màu xanh dương) sẽ bị tán xạ nhiều hơn so với dải màu có bước sóng dài hơn. Do đó, màu xanh dương tán xạ nhiều hơn và lan truyền khắp không gian, tạo ra sự hiện diện rõ ràng của màu xanh trong bầu trời ban ngày.
Câu 20: Chúng ta đã ứng dụng hiểu biết về ảnh của vật qua gương phẳng vào cuộc sống hàng ngày và trong ngành công nghiệp như thế nào?
Trả lời:
- Trong thiết bị quang học: Gương phẳng được sử dụng trong các hệ thống quang học để phản xạ và điều chỉnh hướng của ánh sáng trong các thiết bị y tế, máy quang học và ống kính.
- Trong thiết bị điện tử: Gương phẳng được sử dụng trong các thiết bị điện tử như máy ảnh, máy quay phim và màn hình hiển thị để phản xạ hình ảnh và điều kiện để người sử dụng có thể quan sát hình ảnh một cách dễ dàng.
- Trong công nghiệp quảng cáo và trình diễn: Gương phẳng được sử dụng để tạo hiệu ứng quảng cáo đặc biệt và ánh sáng trong các sân khấu, trình diễn và các sự kiện giải trí, tạo điểm nhấn cho các sản phẩm và diễn ra sự kiện.
- Trong các thiết bị phát sáng: Gương phẳng được sử dụng để tập trung và tăng cường ánh sáng trong các thiết bị đèn chiếu hiện đại và hệ thống chiếu sáng công cộng, giúp tối ưu hóa hiệu suất chiếu sáng.
- Trong ngành sản xuất: Gương phẳng được sử dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm, trong việc kiểm tra và điều chỉnh kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt của sản phẩm công nghiệp.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài: Ôn tập chủ đề 5 (1 tiết)