Câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 chân trời sáng tạo.

 

CHỦ ĐỀ V: ÁNH SÁNG

BÀI 16 - SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì?

Trả lời:

Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Câu 2: Trình bày quy ước trong hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

  • G: gương phẳng (mặt phản xạ).
  • Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương.
  • Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại.
  • Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương.
  • Pháp tuyến (IN) tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I.
  • Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  • Góc tới SIN = i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  • Góc phản xạ RIN = i’: góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

 

Câu 3: Trình bày nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ cũng sẽ bằng góc tới.

 

Câu 4: Nêu khái niệm phản xạ.

Trả lời:

Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương). Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh rõ nét của vật.

 

Câu 5: Nêu khái niệm phản xạ khuếch tán.

Trả lời:

Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán. Khi có phản xạ khuếch tán, ta không nhìn thấy ảnh rõ nét của vật.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em biết hiện tượng phản xạ ánh sáng nào trong thực tế?

Trả lời:

Ví dụ: Phản xạ ánh sáng qua mặt nước phẳng lặng

Câu 2: Em biết hiện tượng tán xạ nào trong thực tế?

Trả lời:

Ví dụ: Phản xạ qua mặt nước gợn sóng.

Câu 3: Em hãy lấy một ví dụ về hiện tượng phản xạ.

Trả lời:

Ví dụ: Chiếu tia sáng của đèn pin lên mặt bàn nhẵn bóng, ta sẽ thu được một vệt sáng trên tường.

 

Câu 4: Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán.

Trả lời:

Phản xạ

Phản xạ khuếch tán

-      Xảy ra trên bề mặt các vật nhẵn bóng như gương, mặt nước,…

-      Các tia phản xạ song song nhau

-      Ta nhìn thấy được hình ảnh của vật.

-      Xảy ra trên bề mặt các vật không nhẵn bóng như thảm len…

-      Các tia phản xạ không song song

-      Ta không nhìn thấy được hình ảnh của vật.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Kể tên vật có tính đối xứng gương trong đời sống.

Trả lời:

Vật có tính đối xứng gương trong đời sống: Chùa Một Cột, sao biển, cái thìa, cái bát, kim tự tháp,...

 

Câu 2: Ảnh của bông hoa sen trên mặt nước gợn sóng là sự phản xạ hay tán xạ? Vì sao?

Trả lời:

Ảnh của bông hoa sen trên mặt nước gợn sóng là sự phản xạ khuếch tán vì bề mặt ánh sáng chiếu tới không bằng phẳng, không nhìn rõ hình.

Câu 3: Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ hay tán xạ? Vì sao?

Trả lời:

Ảnh của Mặt Trăng trên mặt nước phẳng lặng là sự phản xạ vì bề mặt ánh sáng chiếu tới bằng phẳng, nhìn thấy hình rõ nét.

Câu 4: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Tính góc tới và góc phản xạ.

Trả lời:

Ta có: i = i' (theo định luật phản xạ ánh sáng); i+i' = 90o

=> i = i' = 45o

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sử dụng kiến thức về tán xạ ánh sáng để giải thích tại sao bầu trời xanh?

Trả lời:

Bầu trời xanh vào ban ngày: Ánh sáng mặt trời chứa đủ các màu sắc khác nhau, từ màu đỏ đến màu tím. Khi ánh sáng từ mặt trời đi qua bầu khí quyển, các phân tử khí trong không khí tán xạ ánh sáng, đặc biệt là các phân tử khí nhẹ như không khí và khí nitơ. Nguyên lý tán xạ Rayleigh cho rằng dải màu có bước sóng ngắn hơn (như màu xanh dương) sẽ bị tán xạ nhiều hơn so với dải màu có bước sóng dài hơn. Do đó, màu xanh dương tán xạ nhiều hơn và lan truyền khắp không gian, tạo ra sự hiện diện rõ ràng của màu xanh trong bầu trời ban ngày.

Câu 2: Tại sao sau cơn mưa rào lại xuất hiện cầu vồng?

Trả lời:

  • Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên được tạo ra từ hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời thông qua những giọt nước trong không khí hay còn gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Sau cơn mưa, không khí sẽ lẫn những giọt nước nhỏ li ti. Khi ánh nắng Mặt Trời xuất hiện và chiếu rọi vào không khí, những giọt nước nhỏ li ti sẽ trở thành một lăng kính. Lăng kính sẽ bẻ cong tia sáng từ ánh nắng Mặt Trời sau đó phản xạ lại tạo thành một dải màu sắc liên tục được gọi là quang phổ và đi ra ngoài theo một góc 42 độ.
  • Bản chất của cầu vồng là sự tán sắc của ánh nắng mặt trời mà ánh nắng mặt trời thì có rất nhiều màu. Tuy nhiên khi nhìn bằng mắt thường sẽ chỉ thấy cầu vồng có 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thực chất cầu vồng là một dải gồm hàng triệu màu tán sắc liên tiếp. Trong đó 7 màu mà chúng ta quan sát được là những màu nổi bật nhất. Bên cạnh đó, khi tia sáng mặt trời đi qua lăng kính thủy tinh là các giọt nước thì những màu sắc sẽ lần lượt bị bẻ cong. Những tia màu đỏ thường bị bẻ cong ít nhất nên sẽ nằm phía trên cùng sau đó là đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất nên sẽ nằm ở phía dưới cùng. Khi những giọt nước trong không khí càng to thì màu sắc cầu vồng càng rõ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay