Câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Ánh sáng, tia sáng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 chân trời sáng tạo.

 

CHỦ ĐỀ V: ÁNH SÁNG

BÀI 15 - ÁNH SÁNG, TIA SÁNG

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em biết gì về năng lượng ánh sáng?

Trả lời:

  • Ánh sáng là một dạng của năng lượng.
  • Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 2: Tia sáng là gì?

Trả lời:

  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, gọi là tia sáng.
  • Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.

 

Câu 3: Có mấy loại chùm sáng?

Trả lời:

Có 3 loại chùm sáng:

  • Chùm sáng song song.
  • Chùm sáng hội tụ.
  • Chùm sáng phân kì.

 

Câu 4: Vùng tối là gì?

Trả lời:

Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

 

Câu 5: Vùng nửa tối là gì?

Trả lời:

Vùng nửa tối là vùng nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về các cách thu năng lượng ánh sáng.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Thu năng lượng ánh sáng bằng pin Mặt Trời.
  • Thu năng lượng ánh sáng bằng kính lúp.

Câu 2: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành động năng.

Trả lời:

Ví dụ: Năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống tấm pin năng lượng, quang năng chuyển hóa thành điện năng. Tấm pin được nối với mô tơ có gắn cánh quạt, cánh quạt quay, điện năng chuyển hóa thành động năng.

Câu 3: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?

Trả lời:

Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất thông qua các tia sáng được chiếu đến Trái Đất.

 

Câu 4: Hiện tượng nhật thực là gì? Hiện tượng nguyệt thực là gì?

Trả lời:

  • Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt trăng tạo ra. Khi đó, ở một số vị trí trên trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
  • Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt trăng đi vào vùng tối do trái Đất tạo ra, ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nói “Mặt Trăng là nguồn sáng” là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Sai. Mặt Trăng không phải là nguồn sáng, vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.

 

Câu 2: Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng có phải là nguồn sáng hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.

Câu 3: Vì sao thanh kim loại để ngoài nắng một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Khi để thanh kim loại ngoài trời nắng, ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu xuống thanh kim loại sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng, làm thanh kim loại nóng lên.

Câu 4: Lấy ví dụ về các chùm sáng trong thực tế.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Chùm sáng song song: máy chiếu, đèn pin
  • Chùm sáng hội tụ: ánh sáng đi qua kính lúp
  • Chùm sáng phân kì: ánh sáng Mặt Trời

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao ánh sáng lại có khả năng làm cho các vật thể trở nên nhìn rõ hơn?

Trả lời:

  • Ánh sáng có khả năng làm cho các vật thể trở nên nhìn rõ hơn do sự tương tác giữa ánh sáng và mắt của chúng ta. Mắt con người có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi nó thành các tín hiệu điện truyền đến não bộ thông qua thị giác. Ánh sáng tạo ra sự phản chiếu từ các vật thể. Khi ánh sáng chiếu vào một vật sẽ bị phản xạ lại đi vào mắt chúng ta, tạo ra hình ảnh của vật thể đó. Quá trình này giúp chúng ta phát hiện màu sắc, hình dạng và chi tiết của các vật thể xung quanh.
  • Ngoài ra, ánh sáng còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học ngày đêm của cơ thể con người và ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc. Khoảng 80% thông tin đến não chúng ta thông qua đôi mắt, vì vậy chiếu sáng có vai trò quan trọng đối với hoạt động thị giác và cảm nhận môi trường xung quanh.

 

Câu 2: Trong điều kiện ánh sáng yếu, làm thế nào mắt người có thể thích nghi để nhìn rõ hơn?

Trả lời:

  • Đồng tử mở to: Trong ánh sáng yếu, đồng tử của mắt sẽ mở to để cho phép nhiều ánh sáng hơn đi vào mắt, tăng cường khả năng thu ánh sáng.
  • Tế bào que hoạt động mạnh: Tế bào que đảm nhận vai trò chính trong việc nhìn rõ hơn dưới ánh sáng yếu. Khi có ít ánh sáng, tế bào này sẽ tăng cường hoạt động để tăng khả năng nhận biết ánh sáng.
  • Chuyển đổi từ tế bào nón sang tế bào que: Khi môi trường chuyển từ ánh sáng mạnh sang ánh sáng yếu, tế bào nón chịu trách nhiệm cho tầm nhìn ban ngày sẽ dần dần chuyển đổi sang tế bào que, cải thiện khả năng nhìn dưới ánh sáng yếu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay